Từ tù binh trở thành người hàn gắn quan hệ Mỹ - Việt

Ngọc Hà, Trọng Đức, Minh Đức-Thứ hai, ngày 24/02/2025 08:43 GMT+7

Việt Nam không chỉ chiến thắng trên chiến trường mà còn chiến thắng bằng lòng nhân đạo để rồi những người tù binh năm xưa quay trở lại thành người hàn gắn quan hệ Mỹ - Việt.

Ngày 29/3/1973, người lính Mỹ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, tạo tiền đề cho đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong số lính Mỹ rút quân năm ấy có gần 600 tù binh, chủ yếu là phi công Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Câu chuyện từ một số nhân chứng về những tù binh Mỹ này sẽ mang lại cho chúng ta một góc nhìn về truyền thống nhân đạo của Việt Nam ngay cả với những người đã từng gây biết bao thương đau cho dân tộc chúng ta.

Từ tù binh trở thành người hàn gắn quan hệ Mỹ - Việt - Ảnh 1.

Di tích nhà tù Hòa Lò, những tù binh phi công Mỹ gọi hài hước là khách sạn Hilton Hà Nội. Trung úy Everett Alvarez đã vào đây sau khi bị bắt ở Bãi Cháy. 

Máy bay do Alvarez điều khiển tham gia chiến dịch "Mũi tên xuyên"- Chiến dịch dùng máy bay ném bom dọc bờ biển từ Quảng Bình đến Quảng Ninh, bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, tháng 8/1964. Ông Nguyễn Bách Thảo là người đã trực tiếp bắt Trung úy Alvarez.

Alvarez có thời gian ở Hỏa Lò lâu nhất, tới 10 năm. Còn Phillip Allen Kientzler được bổ sung ở cuối danh sách các tù binh Mỹ được trao trả tại Hà Nội năm 1973. Lý do là Phillip Allen là phi công Mỹ cuối cùng của không lực Hoa Kỳ bị bắn rơi ở gần cảng Cửa Việt, Quảng Trị chỉ vài giờ trước khi Hiệp định Paris có hiệu lực.

Từ tù binh trở thành người hàn gắn quan hệ Mỹ - Việt - Ảnh 2.

Vì lý do tuổi tác và sức khỏe, Allen đến cuối đời vẫn không thể đến thăm người đã bắt mình. Nhưng người thân của Allen đã thay ông thực hiện mong muốn.

Trước khi các phi công Mỹ được trao trả, số máy bay bị bắn hạ liên tục được cập nhật: 1000, 3000, 4000 chiếc bị bắn rơi tương ứng với những trận bom hủy diệt miền Bắc phải hứng chịu. Nhưng tù binh Mỹ vẫn được đối xử nhân đạo.

Từ tù binh trở thành người hàn gắn quan hệ Mỹ - Việt - Ảnh 3.

Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng, Tác giả cuốn sách "Phi công Mỹ ở Việt Nam" cho biết: ''Nhân vật nổi tiếng là Jonh McCain rơi xuống hồ Trúc Bạch là bị nát một bên chân. Khi bác sĩ ở bệnh viện 108 cố gắng giữ được cái chân và ông ta đã nói rằng nhờ các bác sĩ Việt Nam mà ông ta không bị mất một cái chân. Rất nhiều phi công khác cũng thế. Được chăm sóc đặc biệt. Bộ đội ta chỉ ăn với chế độ 6 hào/ngày nhưng phi công Mỹ ăn với chế độ 1,6 đồng; 3,2 đồng thậm chí là 7 đồng một ngày''.

Sau này, nhiều phi công Mỹ trở lại Việt Nam. Trong số họ, có người đã nỗ lực hàn gắn quan hệ Việt - Mỹ như một lời sám hối về tội lỗi mà họ gây ra trong chiến tranh.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước