Tri ân 64 liệt sĩ nằm lại phía chân trời

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 14/03/2025 20:40 GMT+7

bangdatally.xyz - 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền tại Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao đã tạc thành tượng đài bất tử giữa trùng khơi.

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988 đã đi vào lịch sử như một khúc tráng ca trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên Biển Đông. Và ngày 14/3 hàng năm đã neo vào trong tâm tưởng của bao người Việt Nam như nhắc nhớ về trách nhiệm và lòng biết ơn những người đã ngã xuống để làm nên dáng hình đất nước.

Tri ân 64 liệt sĩ nằm lại phía chân trời - Ảnh 1.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại tại xã Cam Hải Đông (Cam Lâm, Khánh Hòa). Ảnh: TTXVN

37 năm sau sự kiện 14/3/1988, tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, nơi thờ vọng "Những người nằm lại phía chân trời" gần 580.000 lượt khách đến thăm viếng nơi này. Nhiều lần đến đây nhưng ông Đặng Ngọc Tùng (nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) vẫn nhớ mãi cái thời khắc đặt  viên đá đầu tiên xây dựng công trình này.

"Tôi vẫn còn nhớ có mẹ của liệt sĩ đã ôm viên đá đấy bật khóc và làm chúng tôi bật khóc theo. Viếng các chiến sĩ Gặc Ma nhưng lần nào trong tôi cũng trào dâng cảm xúc rất đặc biệt. Các liệt sĩ luôn nằm trong tâm nhớ của người dân Việt Nam", ông Tùng xúc động chia sẻ.

Tại Phủ Lý, vào ngày này, mâm cơm giỗ bố của chị Trần Thị Hà chưa bao giờ thiếu rau xanh, thứ mà sinh thời liệt sĩ Trần Đức Thông rất thích. Ký ức tuổi thơ về những lần bố về thăm nhà luôn có câu chuyện về rau xanh, thực phẩm rất quý hiếm ở Trường Sa cuối thập niên 80. 

Tri ân 64 liệt sĩ nằm lại phía chân trời - Ảnh 2.

Hai con ốc to của biển là quà tặng của bố vẫn được chị Hà cất giữ, nâng niu để con cháu tự hào về ông cha mình.

Tri ân 64 liệt sĩ nằm lại phía chân trời - Ảnh 3.

Bức thư chị Hà gửi đi ngày 22/3/1988 hiện được bảo quản tại Bảo tàng Hải quân.

Cuối tháng 3/1988, tin tức về Trường Sa đang rất là phức tạp, thiếu tá Trần Đức Thông hy sinh khi đứng trên mũi tàu chỉ huy giữ đá Gạc Ma. Thông tin được nhắc đi nhắc lại trên Tiếng nói Việt Nam khiến cả gia đình linh tính có chuyện chẳng lành. Bức thư mà chị Hà gửi đi ngày 22/3/1988, đang được bảo quản tại Bảo tàng Hải quân, đã không thể đến tay người nhận.

Tri ân 64 chiến sĩ đã bám trụ đến cùng dù phải đánh đổi bằng tính mạng của mình để giữ đá Gạc Ma, Skyline - nhóm các bạn trẻ chuyên phục dựng ảnh chân dung đã dành ra 2 năm để phục dựng chân dung 64 liệt sĩ. Mọi nỗ lực để kịp trao lại cho các thân nhân trong tháng Ba này.

Tri ân 64 liệt sĩ nằm lại phía chân trời - Ảnh 4.

Anh Phùng Quang Trung, Trưởng nhóm phục dựng ảnh Skyline cho biết: "Không chỉ dừng lại ở những bức ảnh phục dựng mà chúng tôi mong muốn đây sẽ là những bức ảnh thật nhất, tốt nhất có thể để trao đến tận tay thân nhân gia đình liệt sĩ".

37 năm sau trận chiến bi hùng, thời gian, sóng biển có thể làm nhòa đi nhiều thứ nhưng sự tri ân vẫn đang được thể hiện theo những cách khác nhau để thể hiện tình cảm và trách nhiệm trước những người hy sinh vì Tổ quốc. Họ, không bao giờ bị lãng quên.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước