Tiềm năng phát triển giao thông thủy nội địa đồng bằng sông Cửu Long

Huỳnh Tâm, Phú Cường, Quang Nhật, Nhật Di-Thứ ba, ngày 24/12/2024 12:45 GMT+7

bangdatally.xyz - Hệ thống sông ngòi chằng chịt tại đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển giao thông thủy nội địa.

Dù chúng ta đang vướng bởi chi phí logistics còn cao, chưa cạnh tranh nhưng trên thực tế Việt Nam rất có tiềm năng trong lĩnh vực này. Ví dụ với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), hệ thống sông ngòi chằng chịt có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển giao thông thủy nội địa.

Những chuyến tàu siêu trường siêu trọng như thế này vừa cập Cảng quốc tế Long An. Từ ngày cảng biển tại đây đưa vào khai thác việc vận chuyển hàng hóa cả ĐBSCL thuận lợi hơn thay vì phải phụ thuộc vào các cảng biển như: Cát Lái, Hiệp Phước hay Thị Vải, …

Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết: "Từng chuyến tàu quốc tế vào đây sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho vùng. Và chúng tôi xác định đầu tư dự án này phục vụ cho cả vùng".

Theo Cục hàng hải Việt Nam, hiện ĐBSCL có 1 cảng biển loại 1, 11 cảng biển loại 2. Năng lực tiếp nhận tàu có tải trọng của mỗi cảng từ 3.000 - 20.000 tấn hàng hóa.

Đặc thù của ĐBSCL là tất cả các tỉnh đều sở hữu nhiều con sông lớn đi qua và văn hóa giao thương đậm nét miền Tây sông nước cũng đã hình thành từ khá lâu. Do vậy, phát triển giao thông thủy là tiềm năng và lợi thế của khu vực này.

Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cho biết: "Một tàu biển có thể chở được 10-20 container, trong khi 1 xe chỉ chở 1 container mà thôi. Và đi đường dài đường sông sẽ rất tiết kiệm".

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: "Rất là thuận lợi vì theo tuyến sông Hậu chúng tôi có thể vận chuyển đi các tỉnh hoặc qua Campuchia".

Mỗi năm lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL lên đến hàng chục triệu tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu qua cảng biển còn khá khiêm tốn . Điều này cho thấy, còn khá nhiều tiềm năng dư địa để đầu tư, phát triển các dự án giao thông thủy cho vựa nông sản cả nước.

Tiềm năng phát triển giao thông thủy nội địa đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Các giải pháp phát triển giao thông thủy nội địa Đồng bằng sông Cửu Long

Các giải pháp phát triển giao thông thủy nội địa Đồng bằng sông Cửu Long

Trong các buổi làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ liên tục nhắc các địa phương phải nghiên cứu, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của miền Tây Nam Bộ, mà điểm nhấn là giao thông thủy nội địa. Bởi hạn chế của khu vực này là hạ tầng cảng biển còn phân tán, thiếu các trung tâm logistics

Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cho biết: "Chính sách thu hút các container và nhà đầu tư vào các bến cảng vẫn còn thiếu nên cần có cơ chế thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp cảng thủy nội địa.

PGS. TS Võ Thành Danh, Giảng viên Trường Kinh tế, Đại học Cần Thơ cho biết: "Mình phải làm sao cho hạ tầng phát triển, có các ông lớn về chắc chắn sẽ phát triển các loại hình giao thông hiệu quả".

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng kiến nghị Trung ương tạo điều kiện nạo vét các luồng lạch trên các tuyến sông lớn để khai thác hiệu quả các tuyến đường thủy".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước