Hiện nay, hạng mục trải bê tông siêu tính năng trên mặt cầu đã sắp hoàn thành, còn cần thi công 3.000 m3 bê tông nhựa polymer trong một tuần, dự kiến kết thúc vào 22/12.
Sau đó, cầu Thăng Long sẽ sơn kẻ lan can, lắp đặt trang thiết bị an toàn, chiếu sáng, hoàn thành vào ngày 31/12, đạt tiến độ mà Bộ Giao thông Vận tải đề ra.
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long với tổng mức đầu tư 269 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 8/2020.
Sau đây là một số hình ảnh thi công tại công trường:
Dự án sửa chữa Cầu Thăng Long hoàn toàn do đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Việt Nam làm chủ, từ khâu thiết kế, ứng dụng công nghệ cho đến công tác thi công
Hơn 1,4 triệu đinh neo phải hàn.
Khối lượng hạng mục cốt thép còn lại đang được nhà thầu khẩn trương thi công.
Diện tích bê tông UHPC phải đổ là hơn 27.700 m2
Hạng mục đổ bê tông siêu tính năng UHPC.
Sau khi đổ xong bê tông siêu tính năng UHPC, hệ thống máy hấp nhiệt hoạt động liên tục trong 3 ngày để bê tông đạt cường độ 150 mpa, cao hơn cường độ bên tông thường gấp 3 lần.
Trong thời gian hấp nhiệt, công nhân liên tục kiểm tra máy móc, đảm bảo nhiệt độ máy hấp nhiệt luôn ở 80 độ C.
Hệ thống lan can cầu sau nhiều năm đã gỉ sét cũng được làm sạch sau đó gia cố thêm chân đỡ.
Công nhân đang làm sạch hộ lan, sau đó sẽ được sơn sửa lại.
Theo kế hoạch đến 12/12 sẽ hoàn thành hàn hơn 1,4 triệu đinh neo.
Đến 13/12 sẽ hoàn thành thi công cốt thép.
Theo kế hoạch từ ngày 20/11 - 25/12 sẽ hoàn thành thi công lớp dính bám và thảm bê tông nhựa với khối lượng hơn 27.000 m2. Để đảm bảo tiến độ dự án, hiện nay Liên danh các nhà thầu đang phối hợp khá nhịp nhàng thi công theo hình thức cuốn chiếu.
Đến ngày 14/12 sẽ hoàn thành đổ hơn 2000 m3 bê tông siêu tính năng toàn bộ mặt cầu.
Giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long lần này bao gồm: Cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép, rồi rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết. Qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ.
Mặc dù đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam, đây vẫn là công nghệ mới. Trước khi áp dụng vào sửa chữa cầu, Bộ GTVT đã có những nghiên cứu và thực nghiệm kỹ càng và quá trình thi công thực tế được quản lý, giám sát chặt chẽ từ quy trình thi công của các nhà thầu, từ nguyên liệu đầu vào, tới việc hàn đinh neo và đổ bê tông...
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ hoàn thành thông xe trước 31/12 đúng theo kế hoạch. Khi hoàn thành sẽ kết nối với đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long vừa hoàn thành.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!