Nông dân bị nợ tiền trồng ớt thoát nghèo: Cẩn trọng liên kết hợp tác nông nghiệp

Nguyễn Ngân, Thanh Xuân-Thứ hai, ngày 10/03/2025 09:59 GMT+7

bangdatally.xyz - Công ty về tận nơi, hướng dẫn canh tác, chăm sóc, tập huấn, liên tục hứa trả đủ tiền nhưng hơn 1 năm qua, hàng nghìn nông dân bị nợ thù lao công sức của chính mình.

Hàng nghìn bà con nông dân và các hợp tác xã của nhiều tỉnh, thành cả nước đã bị nợ số tiền trồng ớt để thoát nghèo sau khi tham gia dự án Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản T9. Công ty này thu mua ớt của bà con, liên tục đưa ra những hứa hẹn sẽ trả đủ tiền nhưng đến nay sau hơn 1 năm, người dân vẫn chưa nhận được. 

Nông dân bị nợ tiền trồng ớt thoát nghèo: Cẩn trọng liên kết hợp tác nông nghiệp - Ảnh 1.
Nông dân bị nợ tiền trồng ớt thoát nghèo: Cẩn trọng liên kết hợp tác nông nghiệp - Ảnh 2.

Ngôi nhà 5 tầng nằm trên con ngõ nhỏ của huyện Đan Phượng, Hà Nội là trụ sở công ty, theo ghi nhận của phóng viên và phản ánh của người dân, nhiều ngày qua ở đây không có hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Trước đó, nhiều người dân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đã về đây với hy vọng đòi những khoản tiền công ty đã nợ bà con nông dân, đó cũng là công sức của bà con trong suốt 1 năm trời. Không thể gặp được giám đốc hay bất cứ người đại diện nào của công ty, nhiều người dân nhiều tháng qua liên hệ qua các số điện thoại nhưng cũng không có người nghe máy.

Trong phương án của công ty gửi cho các địa phương và các hợp tác xã có hàng loạt kế hoạch, dự định của công ty với phương châm "sạch từ tâm, nâng tầm giá trị".

Nông dân bị nợ tiền trồng ớt thoát nghèo: Cẩn trọng liên kết hợp tác nông nghiệp - Ảnh 3.
Nông dân bị nợ tiền trồng ớt thoát nghèo: Cẩn trọng liên kết hợp tác nông nghiệp - Ảnh 4.

''Làm hội thảo ngay tại xã rồi cung cấp phân, giống, trả trước 50% phân giống, có nhân viên kĩ thuật về tận nơi, hướng dẫn canh tác, chăm sóc, tập huấn cho bà con. Thấy làm rất bài bản nên chúng tôi cũng rất tin'', bà Ngô Thị Thương, huyện Thanh Miện, Hải Dương cho biết.

Tai tỉnh Hưng Yên, ngành nông nghiệp cũng gửi công văn trả lời công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản T9 là chưa có địa phương nào trong tỉnh đăng ký thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã xuống gặp trực tiếp làm việc với các hợp tác xã và kí hợp đồng hợp tác.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên với chính quyền xã Thượng Mỗ, Hà Nội,  nơi có trụ sở công ty, không có bất cứ ng dân nào tại đây thực hiện theo mô hình này, người đại diện doanh nghiệp thường xuyên không có mặt tại địa phương, doanh nghiệp cũng đang trong tình trạng nợ một số người đã góp vốn kinh doanh tại địa phương.

Nhiều người dân đã làm đơn gửi tới công an các địa phương về sự việc này. Theo thống kê sơ bộ, đã có người dân tại 12 tỉnh, thành miền Bắc bị doanh nghiệp nợ tiền. Chính quyền các xã có người dân tham gia dự án từng nhiều lần mời doanh nghiệp về làm việc để làm rõ việc công ty vi phạm hợp đồng chậm trả tiền cho người dân.

Thế nhưng được biết, đại diện doanh nghiệp liên tục đưa ra những cam kết về mốc thời gian sẽ thành toán cho bà con, nếu không sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thế nhưng có nơi doanh nghiệp này đã 11 lần thất hẹn

Sự việc là lời cảnh tỉnh trước các mô hình hợp tác nông nghiệp cần sự minh bạch và trách nhiệm từ cả doanh nghiệp lẫn chính quyền, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nông dân. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước