Nước đổ ải trước khi gieo cấy vụ lúa Đông Xuân của nông dân các xã Cự Khê, Mỹ Hưng của huyện Thanh Oai, Hà Nội được lấy từ sông Nhuệ qua Trạm bơm Cự Khê rồi chảy vào đồng ruộng. Mỗi lần chuẩn bị gieo cấy vụ lúa mới, bà con nông dân ở đây lại lo lắng vì họ bắt buộc phải dùng nguồn nước ô nhiễm từ hệ thống thủy lợi.
''Vụ đổ ải này thì toàn bộ hệ thống nước phụ thuộc vào nguồn nước của sông Nhuệ bơm lên. Đối với Cự Khê do không có nguồn nước của sông Đáy, sông Đà nên toàn bộ nguồn nước của sông Nhuệ, mật độ nước đậm đặc, ô nhiễm'', ông Nguyễn Quốc Trị, Phó Chủ tịch UBND xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết
Ở các khu vực lân cận, đơn vị vận hành trạm bơm đã cố gắng tích nước sông Nhuệ ở thời điểm nước sông ít ô nhiễm để làm nước tưới. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế. Nhiều xã của huyện Thanh Oai vẫn buộc phải dùng trực tiếp nguồn nước ô nhiễm từ sông Nhuệ để sản xuất.
Nhiều giải pháp của TP Hà Nội đã được triển khai nhiều năm nay để hồi sinh sông Nhuệ nhưng đến thời điểm này, nhiều dự án vẫn còn dang dở. Ngoài huyện Thanh Oai, nhiều xã ở phía Nam Hà Nội, người dân cũng phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm từ sông Nhuệ.
Đầu nguồn sông Nhuệ là cống Liên Mạc ở quận Bắc Từ Liêm được thiết kế lấy nước sông Hồng vào ở cao trình 3,77 m. Tuy nhiên, mực nước sông Hồng đoạn này thấp hơn khả năng lấy nước của cống nên nhiều ngày trong năm nước sông Hồng không thể chảy vào sông Nhuệ. Vì thế, sông Nhuệ trở thành một cái cống chứa nước thải và rác thải khổng lồ chảy qua các tỉnh thành nơi có hàng triệu người sinh sống.
Chậm tiến độ các dự án xử lý ô nhiễm sông Nhuệ bangdatally.xyz - TP Hà Nội được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành trạm bơm Liên Mạc; trạm xử lý nước thải Yên Xá trong bối cảnh loạt dự án cải tạo sông Nhuệ bị chậm tiến độ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!