Ngoại ngữ - "vũ khí mềm" trên tàu Cảnh sát biển

H.V-Thứ năm, ngày 17/04/2025 08:00 GMT+7

bangdatally.xyz - Việc trau dồi kỹ năng ngoại ngữ không chỉ là một nhiệm vụ cấp thiết mà còn là bước đệm quan trọng để lực lượng Cảnh sát biển khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, ngoại ngữ trở thành yêu cầu năng lực không thể thiếu đối với mỗi quân nhân trong Quân đội nói chung, cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Cảnh sát biển nói riêng. Ngoại ngữ không chỉ giúp khai thác và sử dụng hiệu quả trang bị, vũ khí, khí tài quân sự, góp phần xây dựng Lực lượng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại mà còn giúp Cảnh sát biển Việt Nam làm tốt công tác đối ngoại quốc phòng, giao lưu, hợp tác với lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các nước, góp phần giải quyết các vấn đề bất đồng về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển đảo.

Ngoại ngữ: Chìa khóa cho nhiệm vụ trên biển

Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tuần tra, kiểm soát và bảo vệ các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các chiến sĩ thường xuyên tiếp xúc với tàu thuyền nước ngoài, tham gia các hoạt động phối hợp với lực lượng tuần duyên quốc tế, hoặc xử lý các tình huống vi phạm pháp luật trên biển. Trong những trường hợp này, khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh - ngôn ngữ hàng hải quốc tế là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo giao tiếp hiệu quả, tránh hiểu lầm và giải quyết vấn đề một cách chuyên nghiệp.

Ngoại ngữ - vũ khí mềm trên tàu Cảnh sát biển - Ảnh 1.

Tàu CSB 8020 nhìn từ Cảng Hải đoàn Cảnh sát biển 32.

Ngoài ra, các tàu Cảnh sát biển hiện đại ngày nay được trang bị công nghệ tiên tiến, đi kèm với tài liệu hướng dẫn và phần mềm vận hành bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ quốc tế khác. Việc nắm vững ngoại ngữ giúp chiến sĩ nhanh chóng tiếp cận các hướng dẫn kỹ thuật, thực hiện bảo trì, sửa chữa thiết bị và vận hành tàu một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống khẩn cấp, khi thời gian là yếu tố quyết định sự thành bại của nhiệm vụ.

Hơn nữa, trong các hoạt động hợp tác quốc tế như diễn tập cứu hộ, cứu nạn, chống cướp biển, hoặc tuần tra chung với các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… kỹ năng ngoại ngữ giúp các chiến sĩ phối hợp nhịp nhàng với lực lượng nước ngoài. Đây không chỉ là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm mà còn là dịp để quảng bá hình ảnh một lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp và sẵn sàng hội nhập.

Vượt khó khăn, chủ động rèn luyện

Mặc dù vai trò của ngoại ngữ ngày càng được nhấn mạnh, việc đào tạo và trau dồi kỹ năng này cho chiến sĩ Cảnh sát biển vẫn đang gặp không ít khó khăn. Một trong những thách thức lớn nhất là điều kiện làm việc đặc thù của lực lượng. Các chiến sĩ thường xuyên thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên biển, thời gian dành cho học tập và rèn luyện ngoại ngữ bị hạn chế. Những khoảng thời gian ngắn ngủi ở đất liền thường được ưu tiên cho việc nghỉ ngơi, huấn luyện chuyên môn, hoặc các hoạt động khác, khiến việc học ngoại ngữ dễ bị gián đoạn.

Ngoại ngữ - vũ khí mềm trên tàu Cảnh sát biển - Ảnh 2.

Đại úy Trần Nam Cao - Trưởng ngành Hàng hải, Tàu CSB 8020, Hải đoàn Cảnh sát biển 32 hướng dẫn giao tiếp tiếng Anh cho các chiến sĩ tàu.

Để khắc phục những hạn chế và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho chiến sĩ tàu Cảnh sát biển, Đại úy Trần Nam Cao - Trưởng ngành Hàng hải, Tàu CSB 8020, Hải đoàn Cảnh sát biển 32 chia sẻ: "Việc tự học ngoại ngữ và học theo chương trình đề ra được chúng tôi duy trì thường xuyên, có kế hoạch, định hướng rõ ràng và mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình vận hành tàu cũng như thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, chất lượng tiếng Anh của các chiến sĩ trên tàu không đồng đều. Những chiến sĩ đã được đào tạo trình độ tiếng Anh sẽ hướng dẫn cơ bản, giúp đồng đội trao đổi các kỹ năng tiếng Anh thông thường và làm quen với các thiết bị trên tàu. Để đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn và thao tác kỹ thuật, chúng tôi đưa ra đề án hướng dẫn tiếng Anh chuyên ngành cho các ngành trên tàu, nhằm hỗ trợ các đồng chí sĩ quan sử dụng, vận hành và sửa chữa hiệu quả các trang thiết bị mới". 

Ngoại ngữ - vũ khí mềm trên tàu Cảnh sát biển - Ảnh 3.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm - Trưởng ngành Tổng hợp, Tàu CSB 8020, Hải đoàn Cảnh sát biển 32 trao đổi với người hướng dẫn những chủ đề hàng hải quốc tế bằng tiếng anh.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm - Trưởng ngành Tổng hợp, Tàu CSB 8020, Hải đoàn Cảnh sát biển 32 cho biết: "Hiện nay, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng Cảnh sát biển thường xuyên tiếp xúc với các phương tiện và lực lượng nước ngoài, đồng thời sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong suốt hành trình. Đặc biệt, trong công tác đối ngoại quân sự và đối ngoại quốc phòng, tiếng Anh được sử dụng thường xuyên để đảm bảo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Hơn nữa, hầu hết các tài liệu hướng dẫn của các trang thiết bị trên tàu đều bằng tiếng Anh, do đó việc thành thạo ngoại ngữ là vô cùng cần thiết trong sinh hoạt và công tác, giúp nâng cao khả năng giao tiếp và chuyên môn, từ đó phục vụ công việc hiệu quả hơn."

Việc đầu tư vào đào tạo ngoại ngữ cho chiến sĩ tàu Cảnh sát biển không chỉ mang lại lợi ích trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược trong dài hạn. Một lực lượng Cảnh sát biển thành thạo ngoại ngữ sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong các diễn đàn hàng hải quốc tế, khẳng định vai trò của một quốc gia có trách nhiệm trong việc duy trì an ninh, hòa bình trên Biển Đông. Đồng thời, các chiến sĩ với kỹ năng ngoại ngữ tốt sẽ trở thành những "đại sứ" trên biển, truyền tải thông điệp về một Việt Nam hòa bình, hiện đại và hội nhập.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước