Lấy nước ở vùng cao còn lắm gian nan

Mạnh Cường, Phùng Sơn, Khiếu Minh-Thứ bảy, ngày 08/03/2025 06:09 GMT+7

bangdatally.xyz - Nước sạch - nhu cầu sinh hoạt tưởng chừng như tối thiểu hàng ngày lại trở thành niềm mong mỏi xa xỉ với người dân nhiều tỉnh miền núi phía Bắc.

Mặc dù thời điểm này đã cuối mùa khô ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng ở nhiều địa phương như tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, người dân vẫn hằng ngày đi gánh từng can nước để sinh hoạt. Chưa nói đến việc được dùng nước sạch kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước hợp vệ sinh từ các khe núi vẫn là thứ xa xỉ với nhiều người dân nơi đây.

Lấy nước ở vùng cao còn lắm gian nan - Ảnh 1.

Từng giọt nước được chảy từ khe núi rồi được dẫn xuống bể chứa. Đây là nguồn nước duy nhất của hơn 50 hộ dân tại thôn Háng Trở 1, xã Mường Báng. Xếp hàng gần 30 phút, chị Sùng Thị Vang (xã Mường Báng, Tủa Chùa) mới lấy được 1 can nước để cả gia đình nấu ăn. Vì nước ít nên được sử dụng rất tiết kiệm

"sau khi dùng để sinh hoạt, nước lại được dùng để cho trâu bò, lợn gà. Tắm thì đến đây tắm, vài ngày tắm một lần", chị Vang cho hay.

Lấy nước ở vùng cao còn lắm gian nan - Ảnh 2.

Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của người dân. Những can nước nhỏ của các em học sinh tại điểm trường Từ Ngài, em lớn thì mang can lớn, em nhỏ mang can nhỏ, được đem đến Trường để làm nước sinh hoạt, vệ sinh. Lý do chỉ bởi điểm trường ở trên cao, không có nguồn nước.

Tủa Chùa là một huyện nghèo, địa hình nhiều núi đá và hang động caster nên khả năng trữ nước gần như không có. Cứ đến các tháng mùa khô nên người dân một số xã lại thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng.

Nguồn lực tài chính yếu cũng là nguyên nhân khiến nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Điện Biên rơi vào cảnh tương tự. Dân cư thưa thớt dẫn đến suất đầu tư để đưa nước đến cho từng hộ dân cao. Hành trình lấy nước của nhiều người dân miền núi vẫn rất gian nan

Giải quyết vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã mang đến sự đổi thay cho nhiều địa phương với các mô hình "Giếng sạch trao buôn", "giếng khoan về bản". Nhưng vấn đề nguồn vốn vẫn là thách thức lớn để đến năm 2030 có thể đạt mục tiêu 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước