Ký ức của chiến sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 18/04/2025 12:21 GMT+7

bangdatally.xyz - Với đôi tay khéo léo và lòng dũng cảm, ông Dũng "râu" đã làm gần 300 giấy tờ giả, góp phần giúp lực lượng Biệt động Sài Gòn lập nên những chiến công vang dội.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng Biệt động Sài Gòn đã tổ chức nhiều trận đánh vào cơ quan đầu não của địch. Chiến thuật luôn thay đổi, mỗi lần xuất hiện là một kiểu đánh mới gây nên nhiều nỗi kinh hoàng cho quân xâm lược.

Bên cạnh những chiến sĩ trực tiếp cầm súng, còn có rất nhiều chiến sĩ "chiến đấu" một cách thầm lặng. Ông Lâm Quốc Dũng (bí danh Dũng râu), một chiến sĩ quân báo của Biệt động Sài Gòn, nhờ đôi tay khéo léo, ông Dũng râu được giao nhiệm vụ làm giả thẻ căn cước để làm "bình phong" cho cán bộ, chiến sĩ vào nội ô Sài Gòn hoạt động cách mạng. Từ đó, ông được đặt chức danh là "quận trưởng" của Biệt động Sài Gòn.

Chỉ với những dụng cụ thô sơ như thế này, ông Lâm Quốc Dũng (bí danh Dũng Râu) - Chiến sĩ quân báo của Biệt động Sài Gòn năm xưa đã làm ra gần 300 thẻ căn cước, giấy tờ giả cho các chiến sĩ từ căn cứ vào nội ô hoạt động cách mạng mà không bị địch phát hiện. Từ đây, ông Dũng râu được anh em chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đặt cho cái chức danh "Quận trưởng".

Ký ức của chiến sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn - Ảnh 1.

Ông Lâm Quốc Dũng, Chiến sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn chia sẻ: ""Công việc của tôi trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ chỉ làm một việc duy nhất là làm giấy tờ giả để tại "bình phong" cho lực lượng biệt động vào hoạt động trong nội ô Sài Gòn. Bởi vì hoạt động trong nội đô, phải đi qua bao nhiêu trạm gác, phải có giấy tờ thì mới vô được. Tổ chức mới phân công tui làm giấy tờ giả. Làm đủ các loại giấy tờ giả để trang bị cho lực lượng biệt động khi vào thành có thể qua được các trạm kiểm soát của địch, mới tham gia các trận đánh được. Ngay cả số anh em chiến sĩ đánh dinh độc lập".

Không chỉ làm mỗi thẻ căn cước, ông Dũng râu còn làm rất nhiều các loại giấy tờ giả khác như: thẻ công vụ, giấy thừa lệnh, thẻ quân dịch, hoặc giấy miễn quân dịch. Mỗi loại giấy tờ đòi hỏi một kỹ thuật làm khác nhau, dụng cụ và chất liệu khác nhau.

Ký ức của chiến sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn - Ảnh 2.

Ông Lâm Quốc Dũng (bí danh Dũng râu), chiến sĩ quân báo của Biệt động Sài Gòn ngày nay.

"Khi tôi được cấp trên cử làm nhiệm vụ này, phải nói là dồn hết lòng nhiệt huyết của mình để làm. Bởi vì khi mình làm giấy tờ này mà làm không giống hoặc sai lỗi kỹ thuật, khi cảnh sát xét hỏi sẽ phát hiện giấy giả thì đồng chí của mình bị bắt. Công việc này vừa đòi hỏi trình độ, năng lực tinh vi và hơn nữa là lòng quyết tâm của mình. Không phải ung dung mà làm được đâu" - Ông Lâm Quốc Dũng, Chiến sĩ quân báo Biệt động Sài Gòn chia sẻ.

50 năm sau ngày giải phóng, nửa thế kỷ trôi qua, những câu chuyện về ông "Quận trưởng" Dũng râu với những tấm thẻ căn cước giả hay rất nhiều những câu chuyện khác về lực lượng Biệt động Sài Gòn… luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam và mãi là niềm tự hào của bao thế hệ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước