Kỹ năng phòng chống đuối nước và cứu người đuối nước

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 11/02/2025 11:58 GMT+7

bangdatally.xyz - Khi gặp người đuối nước, việc nhận diện đúng và ứng phó kịp thời rất quan trọng. Hướng dẫn cách xử lý khi gặp đuối nước ở sông, biển và kỹ năng cứu người hiệu quả.

Trong mùa hè, khi lượng người tham gia các hoạt động dưới nước tăng lên, nguy cơ đuối nước cũng trở thành mối lo ngại lớn. Tuy nhiên, nếu nắm vững những kỹ năng và kiến thức cơ bản, chúng ta có thể giúp đỡ người gặp nạn kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên quan trọng từ các chuyên gia về cách xử lý khi gặp tình huống đuối nước tại sông, biển cũng như cách nhận diện người bị đuối nước.

Anh Lê Tiến Dũng, Huấn luyện viên bơi lội cho biết: "Đặc điểm dễ nhận thấy ở người sắp bị đuối nước là: Đầu của họ ngửa ra sau, nhưng liên tục chìm nổi, Miệng bị nước vào liên tục, người đó liên tục vùng vẫy trông rất khổ sở, miệng luôn ở trên mặt nước nhưng không thể gọi người khác giúp đỡ do thiếu oxy để thở".

Trường hợp người bị nạn còn ý thức và ở gần bờ, nếu không biết bơi hoặc không tự tin vào khả năng bơi lội của mình hãy hô hoán kêu gọi sự trợ giúp. Hoặc sử dụng gậy hay phao bơi ném ra để nạn nhân bám vào, sau đó kéo lên bờ.

Kỹ năng phòng chống đuối nước và cứu người đuối nước - Ảnh 1.

Trường hợp người bị nạn ở quá xa bờ, thì đó là lúc cần phải nhảy xuống nước để cứu nạn nhân.

Đại úy Lê Tiến Dũng, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trên sông, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đặc biệt lưu ý là những người đuối nước thường theo phản xạ bám rất chắc vào bất kỳ vật nào có thể bám được. Nếu không đủ sức và không có kỹ năng cứu đuối, người đến cứu thường rất dễ bị nạn nhân quẫy đạp dìm xuống nước. Nhưng cũng không nên nhảy xuống cứu luôn vì khi vừa bị rơi xuống nước nạn nhân còn khoẻ, việc đưa nạn nhân vào bờ trong tình trạng quẫy đạp liên tục rất khó khăn. Người cứu đuối nên tiếp cận nạn nhân từ phía sau để cứu nạn nhân vào bờ".

Khi cứu người bị nạn bất tỉnh lên cần đặt ngửa ở mặt phẳng, nơi thoáng khí. Nếu người bịnạn cơ thể tím tái, không thở được, thì ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực.

Cách ép tim ngoài lồng ngực như sau: Vị trí ép tim ở nửa dưới xương ức, kỹ thuật ép tim có thể dùng 1 bàn tay hoặc 2 bàn tay , ép từ trước ra sau với độ sâu từ 1/3 đến 1/2 bề dày lồng ngực. Thực hiện 30 lần ép tim thì 2 lần thổi ngạt, lặp lại chu kỳ này cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở được thì đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước