Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên trở thành Vườn Quốc gia

Q.N-Thứ hai, ngày 28/04/2025 10:51 GMT+7

Một góc Vườn Quốc gia Xuân Liên. (Ảnh: TTXVN)

bangdatally.xyz - Việc nâng hạng này không chỉ góp phần tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái, tạo động lực thúc đẩy KT-XH địa pương.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lễ công bố Quyết định nâng hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn Quốc gia Xuân Liên. Đây là cột mốc quan trọng khi Xuân Liên chính thức trở thành vườn quốc gia thứ 35 của Việt Nam.

Vườn Quốc gia Xuân Liên có tổng diện tích quản lý hơn 25.000 ha, trong đó trên 23.800 ha là đất rừng đặc dụng. Vườn Quốc gia Xuân Liên nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa hai vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Vị trí địa lý đặc biệt này đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, phong phú, trở thành trung tâm bảo tồn quan trọng của khu vực.

Vườn Quốc gia Xuân Liên được biết đến như một "kho báu" đa dạng sinh học của Việt Nam. Theo các cuộc điều tra của các nhà khoa học, khu vực này ghi nhận 1.228 loài thực vật bậc cao thuộc 659 chi, 181 họ, trong đó có 56 loài thực vật quý hiếm, với 11 loài thuộc danh mục của IUCN và 39 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Về động vật, vườn có 1.811 loài thuộc 241 họ, 46 bộ, với 94 loài nguy cấp, quý hiếm, bao gồm 34 loài đe dọa toàn cầu theo Danh lục Đỏ IUCN và 56 loài trong Sách Đỏ Việt Nam.

Điểm nhấn đặc biệt của Vườn Quốc gia Xuân Liên là sự tồn tại của loài Mang Roosevelt (hay còn gọi là Mang Pù Hoạt), một loài từng được cho là đã tuyệt chủng trên thế giới gần 100 năm, kể từ năm 1929. Việc phát hiện và xác định loài này qua phân tích ADN tại Xuân Liên đánh dấu một bước ngoặt trong công tác bảo tồn, biến loài Mang Roosevelt trở thành loài đặc hữu của khu vực này. Ngoài ra, vườn còn là nơi phân bố lớn nhất thế giới của loài vượn đen má trắng với 62 đàn, khoảng 200 cá thể, và là nơi sinh sống của hơn 224 cá thể voọc xám, cùng nhiều loài linh trưởng khác như khỉ và culi.

Bên cạnh đó, Xuân Liên còn ghi nhận 10 loài mới cho khoa học, trong đó có 4 loài đặc hữu riêng của khu vực (sồi Xuân Liên, mộc hương Xuân Liên, thiên lý Xuân Liên, thượng tiễn Xuân Liên) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam và khu vực. Vườn cũng sở hữu hơn 5.000 ha rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ hàng trăm đến hàng ngàn năm tuổi, nổi bật là các loài pơ mu, sa mộc dầu, vù hương, sến mật, re gừng, táu mặt quỷ, dổi xanh. Đặc biệt, hai cây pơ mu và sa mộc dầu trên 1.500 năm tuổi đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Việc nâng hạng này không chỉ góp phần tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên mà còn mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái, tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang khẳng định: Việc nâng hạng lên Vườn quốc gia Xuân Liên, thành lập Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Liên là cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu sự khác biệt cao nhất trong hệ thống phân hạng rừng đặc dụng so với các hạng còn lại.

Qua đó, Vườn quốc gia Xuân Liên sẽ có nhiều điều kiện hơn để thu hút đầu tư vào nghiên cứu khoa học, phát triển các giá trị du lịch sinh thái, cảnh quan giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2050.

Vườn quốc gia Bạch Mã siết quy định ăn uống: Hướng đến bảo tồn thiên nhiên và trải nghiệm bền vững Vườn quốc gia Bạch Mã siết quy định ăn uống: Hướng đến bảo tồn thiên nhiên và trải nghiệm bền vững

bangdatally.xyz - Từ ngày 1/5, khách tham quan Vườn Quốc gia Bạch Mã (TP Huế) sẽ không được phép mang theo đồ ăn hay tổ chức ăn uống tại các điểm, tuyến trong khuôn viên Vườn quốc gia.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước