Hồi sinh chè “Tán Ma” - Hương vị trà cổ trên non cao

Hà Khải-Thứ sáu, ngày 28/02/2025 05:48 GMT+7

Chè tán ma, một trong những loài chè cổ của đồng bào người Thái huyện Quan Sơn.

bangdatally.xyz - Nằm ẩn mình giữa những ngọn núi trùng điệp của huyện Quan Sơn, Thanh Hóa, loài trà mang tên “Tán Ma” từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của đồng bào Thái.

Tên gọi độc đáo này, trong tiếng Thái, mang ý nghĩa "trà dành cho khách quý", thể hiện sự trân trọng đặc biệt của người dân nơi đây đối với những vị khách ghé thăm.

"Tán Ma" là một giống trà cổ, được trồng rải rác trong vườn nhà của các hộ dân tại các xã Trung Xuân, Nam Thanh, Trung Thượng... Điều làm nên sự khác biệt của loại trà này chính là phương pháp chế biến hoàn toàn thủ công. Những búp trà sau khi thu hái sẽ được làm héo tự nhiên, sau đó vò bằng tay và ủ cùng lá dáy rừng để giảm vị chát. Cuối cùng, trà được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên thứ nước trà màu đỏ vàng, vị ngọt thanh đặc trưng, không chứa hóa chất, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.

Có mặt tại bản Phụn, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn, nơi từng được biết đến như thủ phủ của chè "Tán ma" trong những ngày đầu năm, khi những đồi chè đang khoe những búp non xanh mơn mởn, căng tràn sức sống, chúng tôi cảm nhận rõ nét sự hồi sinh của loại trà cổ này, một niềm vui lan tỏa khắp bản làng.

Giữa những đồi chè xanh mướt, thấp thoáng bóng dáng những người phụ nữ Thái trong trang phục thổ cẩm rực rỡ. Đôi bàn tay thoăn thoắt của họ nhẹ nhàng hái từng búp trà non tơ, bỏ vào gùi đeo sau lưng. Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt họ như hòa quyện vào sắc xanh của đồi chè, tạo nên một bức tranh lao động thanh bình và đầy sức sống.

Hồi sinh chè “Tán Ma” - Hương vị trà cổ trên non cao - Ảnh 1.

Trồng chè Tán Ma - Sinh kế mới cho người dân huyện vùng cao Quan Sơn.

Bà Hà Thị Thảo, một người dân bản Phụn, xã Trung Xuân, tâm sự: "Trà Tán Ma đã gắn bó với cuộc sống của người Thái chúng tôi từ bao đời nay. Ngày trước, mỗi nhà chỉ trồng vài cây để dùng trong gia đình hoặc đãi khách quý. Bởi sản lượng ít ỏi và chưa có đầu ra, loại trà này dần rơi vào quên lãng". Bước ngoặt chỉ đến khi chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai, khơi dậy tiềm năng vốn có của trà Tán Ma. Người dân bản Phụn từ đó mạnh dạn mở rộng diện tích trồng, chuyển từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang tập trung, đồng thời chú trọng hơn vào khâu chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Năm 2019 đánh dấu một bước tiến quan trọng, khi Hội phụ nữ xã Trung Xuân thành lập nhóm sản xuất trà Tán Ma do phụ nữ làm chủ, quy tụ 30 thành viên với tổng diện tích 5 ha. Dù diện tích và sản lượng còn hạn chế, sự hồi sinh của trà Tán Ma đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, từng bước cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình.

Ông Trương Công Khẩn, Trưởng bản Phụn, chia sẻ: "Chương trình OCOP thực sự đã thổi một luồng gió mới vào cây trà Tán Ma. Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng đặc thù, chúng tôi mới chỉ phát triển được 5 ha. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để mở rộng diện tích, đưa trà Tán Ma trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của bản"."

Từ năm 2020, trà Tán Ma chính thức có mặt trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận với mức giá từ 80.000 đến 100.000 đồng/kg. Sự khởi sắc này đã tạo động lực mạnh mẽ, thôi thúc người dân tích cực mở rộng diện tích trồng trà.

Hồi sinh chè “Tán Ma” - Hương vị trà cổ trên non cao - Ảnh 2.

Sau khi hái về, chè để héo khoảng 30 phút rồi dùng tay vò sau mới đem phơi.

Để hỗ trợ người dân phát triển cây trà cổ, chính quyền huyện Quan Sơn đã chủ động vào cuộc, đồng hành cùng bà con trong việc hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống cây chất lượng, xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Theo số liệu thống kê từ Phòng Nông nghiệp huyện Quan Sơn, toàn huyện hiện có hơn 100 ha trà Tán Ma, tập trung chủ yếu tại các xã Trung Xuân, Tam Thanh, Sơn Thủy, Trung Thượng... Riêng tại bản Phụn, có 30 hộ gia đình tham gia trồng trà với tổng diện tích 5 ha.

Với quyết tâm cao độ đưa trà Tán Ma trở thành sản phẩm OCOP, huyện Quan Sơn đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, việc quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng trà còn phân tán, đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì trong thời gian tới.

Dù vậy, với sự chung tay của chính quyền và người dân, trà Tán Ma đang dần khẳng định vị thế của mình, trở thành một sản phẩm OCOP tiềm năng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào vùng cao Quan Sơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước