Đường dây sữa giả: Câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan?

Chuyển động 24h-Thứ bảy, ngày 19/04/2025 16:18 GMT+7

bangdatally.xyz - Vụ sữa giả gây chấn động với hơn 500 tỷ đồng, 537 sản phẩm trong 4 năm, phơi bày lỗ hổng quản lý, trách nhiệm chồng chéo và sự thật rùng mình về chất lượng sản phẩm.

Trong vụ sữa giả đang rúng động dư luận, có hai cách để tóm tắt câu chuyện. Chỉ với vài con số đã đủ để phác họa quy mô khủng khiếp của đường dây sữa giả đang khiến dư luận phẫn nộ: 4 năm, 537 sản phẩm, hơn 500 tỷ đồng. Chủ mưu là Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà, cầm đầu hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấy là một loạt câu hỏi lớn về trách nhiệm của các bên liên quan:

Bộ Công Thương khẳng định: "Không thuộc phạm vi quản lý. Những sản phẩm sữa bổ sung vi chất, thực phẩm chức năng hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt do Bộ Y tế quản lý."

Bộ Y tế, thông qua Cục An toàn thực phẩm, cho biết ngày 15/4: "Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, còn cấp phép, hậu kiểm là trách nhiệm của địa phương".

Đường dây sữa giả: Câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan? - Ảnh 1.

Bệnh viện, nơi từng phân phối các sản phẩm sữa nằm trong danh mục sản xuất của Rance Pharma và Hacofood Group, cho rằng: "Nếu sản phẩm được cơ quan chức năng kết luận là giả, thì bệnh viện và bệnh nhân cũng là nạn nhân".

Các bác sĩ, dược sĩ từng xuất hiện trong các chiến dịch quảng bá sữa giả thì phản hồi: "Chúng tôi bị lợi dụng hình ảnh".

Người nổi tiếng tham gia quảng bá thương hiệu sữa giả lên tiếng xin lỗi: "Do chúng tôi quá tin vào thông số do nhà sản xuất cung cấp".

Lỗ hổng trong công tác giám sát sữa bột

Như vậy, vô hình chuung, câu trả lời cho câu hỏi trong vụ sữa giả “Trách nhiệm thuộc về ai?” đôi khi lại trở nên khó có được một đáp án cụ thể.

Theo bảng giá niêm yết, một hộp sữa có giá 850.000 đồng. Nhưng khi người dân bỏ tiền ra mua sữa kém chất lượng, sữa giả, người tiêu dùng không chỉ mất tiền, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, vì trên nhãn mác ghi rõ đây là sữa dành cho đối tượng đặc biệt như người già, trẻ em, phụ nữ sau sinh, người bệnh tiểu đường, người sau phẫu thuật…

Đường dây sữa giả: Câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan? - Ảnh 2.

Sau khi được cấp giấy xác nhận công bố chất lượng, doanh nghiệp liên tiếp đưa ra thị trường hàng chục loại sản phẩm sữa với nhãn mác là thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt dành cho người bệnh. Mỗi sản phẩm đều mang những lời quảng cáo có cánh, thậm chí ghi rõ "Sữa non nhập khẩu từ Mỹ", với tác dụng không khác gì thần dược.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Theo tài liệu điều tra cho thấy, một số nguyên liệu dùng để pha trộn sữa bột được chứa trong những thùng phuy cáu bẩn, không có bất kỳ công đoạn tiệt trùng nào trong suốt quá trình bao gói, đóng hộp sản phẩm. Chất lượng sữa không đúng như công bố, khi chủ doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo nhân viên cắt bớt thành phần dinh dưỡng, nhằm gia tăng lợi nhuận khi bán ra thị trường.

Trong phóng sự cách đây 3 năm, phóng viên Chuyển động 24h từng phanh phui một công ty cố tình đặt tên na ná một thương hiệu sữa nổi tiếng thế giới để đánh lừa người tiêu dùng và tung ra hàng chục sản phẩm sữa bột giả. Thủ đoạn của doanh nghiệp này là gửi cùng lúc đơn đăng ký công bố 47 sản phẩm tại một Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc một tỉnh.

Đường dây sữa giả: Câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan? - Ảnh 3.

Khi được hỏi, các cán bộ địa phương thời điểm đó đều thừa nhận: cơ quan chức năng sở tại gặp khó khăn trong việc hậu kiểm thường xuyên, và đoàn kiểm tra từng vào cuộc cũng không thể kiểm tra đầy đủ các thành phần đủ điều kiện để lấy mẫu.

Những tưởng vụ việc cách đây 3 năm sẽ là bài học cảnh tỉnh để các cơ quan chức năng kịp thời vá những lỗ hổng trong khâu quản lý, cấp phép và hậu kiểm. Thế nhưng không — lịch sử đã lặp lại, với những thủ đoạn và hình thức tương tự, chỉ khác ở chỗ quy mô lần này lớn hơn gấp nhiều lần.

Các sản phẩm sữa giả tiếp tục nhắm vào nhóm đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt như trẻ em, người già, người bệnh. Đáng chú ý, khoảng một nửa số hồ sơ công bố trong gần 600 loại sữa giả lần này lại tiếp tục được nộp tại cùng một chi cục của một tỉnh, nơi từng vướng vào vụ việc cũ.

Cũng theo đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình, suốt 2 năm qua, đơn vị này chưa từng một lần tiến hành hậu kiểm đối với công ty đã nộp hồ sơ đăng ký công bố 219 sản phẩm sữa bột nói trên. Một thực tế khiến dư luận không khỏi giật mình. Bởi nếu có công tác hậu kiểm thực chất, thì chuyện một phòng khám sản phụ khoa lại kiêm luôn sản xuất sữa bột có lẽ đã không xảy ra.

Đường dây sữa giả: Câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan? - Ảnh 4.

Khoản 2, Điều 64 – Luật An toàn thực phẩm: Luật An toàn thực phẩm quy định rõ trách nhiệm quản lý của từng bộ, ngành. Trong đó, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm từ quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu và kinh doanh đối với các loại sữa chế biến, sản phẩm từ bột và tinh bột.

Mục b, Khoản 2, Điều 62 – Luật An toàn thực phẩm: Còn Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất nhập khẩu và kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, thực phẩm chức năng và các loại thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Phụ lục II – Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Theo Phụ lục II kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ, thực phẩm chức năng và các vi chất bổ sung vào thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.

Điều này đồng nghĩa với bên cạnh trách nhiệm chính của ngành Công Thương trong công tác giám sát chất lượng và quản lý an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến lưu thông đối với sản phẩm sữa bột, thì ngành Y tế cũng không thể đứng ngoài cuộc, bởi vi chất bổ sung vào thực phẩm – vốn là thành phần chính của các loại sữa giả – thuộc phạm vi giám sát của ngành này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

sữa giả

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước