Nâng cao thu nhập bình quân đầu người là 1 trong 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển kinh tế, cơ cấu lại cây trồng vật nuôi phù hợp với từng vùng nông thôn sẽ phát huy được lợi thế vùng trồng, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu cây trồng, ông Ha Chú (xã Đạ Long, Đam Rông, Lâm Đồng) đã đi đầu trong chuyển 7 sào lúa nước kém hiệu quả sang trồng dâu. Từ ngày gắn bó với cây dâu, con tằm, gia đình ông đã có nguồn thu nhập ổn định.
"Mỗi tháng gia đình tôi nuôi từ 1 - 2 lứa, có thu nhập từ 12 - 15 triệu đồng/tháng", ông Cil Mup Ha Chú chia sẻ.
Cây dâu là 1 trong những cây trồng được định hướng phát triển mạnh ở vùng dân tộc thiểu số. Riêng xã Đạ Long, chỉ trong 4 năm thực hiện chuyển đổi, diện tích dâu tằm đã chiếm 50% diện tích canh tác nông nghiệp, với hơn 52 hecta.
Cây dâu là 1 trong những cây trồng được định hướng phát triển mạnh ở vùng dân tộc thiểu số.
Những năm qua, nghề tằm tơ đã nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương, góp phần đưa xã Đạ Long sớm về đích nông thôn mới vào cuối năm 2024.
"Xác định các đối tượng để có phương án, để có nguồn lực hỗ trợ cho bà con, làm sao bà con tiếp cận nhiều nguồn lực để sử dụng có hiệu quả, cải thiện đời sống", ông Liêng Hót Ha Hai (Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông, Lâm Đồng) cho biết.
Nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đào tạo nghề mà thu nhập bình quân đầu người ở vùng dân tộc thiểu số của Lâm Đồng đạt trên 44,9 triệu đồng, cao nhất khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là địa phương có 100% số xã về đích nông thôn mới trong khu vực này.
Long An có 7 xã Nông thôn mới kiểu mẫu bangdatally.xyz - Đến nay, toàn tỉnh Long An có 141/160 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 52 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!