Những ngày đầu năm 2025, giao thông các tuyến đường nội thị từ phía đông vào trung tâm TP Hồ Chí Minh đã giảm áp lực và cảnh ùn tắc kéo dài đã được hạn chế rất nhiều. Chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo ghi nhận từ thực tế, từ khi hệ thống Metro số 1 đi vào hoạt động thì tình hình đi lại đã giúp người dân thuận lợi hơn.
Dù là thứ 2, nhưng giao thông đã không còn áp lực như trước. Kể từ khi metro số 1 đi vào hoạt động thì giao thông cửa phía đông vào trung tâm đã giảm áp lực. Rất nhiều người đã chọn metro là phương tiện thay thế xe máy. Anh Huy nhà ở TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, nhưng lại làm việc tại quận 1. Anh chia sẻ: "Từ khi đi Metro mọi thứ thay đổi, trong vòng 30 phút là tới nơi rồi, an toàn, đúng giờ mà lại tiết kiệm, thực sự tôi thành thành phố mình thay đỏi hẳn ra từ khi có hệ thống metro đi vào hoạt động".
"Từ khi có metro là giảm áp lực luôn, em cũng thử đi 2 lần nhưng đông qua, nhiều gnuwoif đi vì nó tiện tới chỗ làm" - Chị Lê Phương Trang, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết.
Việc giảm áp lực giao thông được lý giải thông qua số liệu của đơn vị quản lý tuyến Metro số 1. Theo đó với 220 chuyến mỗi ngày có khoảng trên 80 ngàn người mỗi ngày đã không xuống đường, xuống phố, mà lựa chọn phương tiện ở trên cao là Metro.
Ông Vũ Minh Công, Giám đốc Xí nghiệp vận hành Metro số 1, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Ngay trong thời gian hoạt động chung tôi phục vụ 2,5 triệu hành khách, các chuyến tàu trở thành phương tiện chính, qua đó giảm áp lực ùn tắc cho giao thông đường bộ".
Tuyến Metro là điểm nhấn về giao thông tại TP Hồ Chí Minh. Chưa đầy 2 tháng đi vào hoạt động đã tác động đến hạ tầng giao thông thành và nhận được phản hồi tích cực của người dân. Đây sẽ là động lực để chính quyền thành phố và thậm chí các tỉnh thành đông nam bộ đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án metro khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!