TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Nguy cơ thất thu vụ sầu riêng

Ngọc Thuý, Bảo Tuấn, Hoàng Tuyền, Quang HưngCập nhật 09:13 ngày 20/04/2025

bangdatally.xyz-Ngành nông nghiệp nói chung đang chịu ảnh hưởng của biến đối khí hậu, và với cây trồng khó chăm sóc và mang gia trị kinh tế cao như sầu riêng, nông dân càng thấp thỏm âu lo.

Những ngày này, không khí tại các vùng trồng sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk khá buồn, bởi nông dân đang phải đối mặt với diễn biến thất thường của thời tiết, khiến sản lượng sầu riêng năm nay có nguy cơ sụt giảm mạnh.

Hoa sầu riêng vừa nở rộ, sau một đêm mưa trái mùa đã rơi rụng rất nhiều vì sốc nước. Nhiều cây sầu riêng chưa kịp ra hoa gặp thời tiết mưa, lạnh kéo dài, sau đó trời lại chuyển nắng nóng đột ngột nên cũng bị khô cháy, không thể ra hoa được nữa. Nông dân Đắk Lắk không khỏi lo lắng, bởi đây là thời điểm nhạy cảm nhất của cây sầu riêng, quyết định vụ mùa có thành công hay không.

Thời tiết ở huyện Krông Pắc - thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk từ đầu năm đến nay không thuận lợi. Trong khi chăm sóc cây sầu riêng đòi hỏi kĩ thuật khó và mất rất nhiều công. Nông dân đang phải gồng mình tìm cách ứng phó, như tăng cường hệ thống tưới tiêu chủ động, bón phân cân đối để tăng sức đề kháng cho cây. Tuy nhiên, những nỗ lực này không thể hoàn toàn chống lại sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Theo tính toán sơ bộ của nông dân Đắk Lắk, khoảng 30% sản lượng sầu riêng năm 2025 sẽ bị sụt giảm. Chưa dừng lại ở đó, bệnh rệp sáp trắng và rệp sáp đen đang hoành hành, khiến nguy cơ chất lượng sầu riêng bị ảnh hưởng, và chi phí sản xuất tăng cao.

Ngành nông nghiệp nói chung đang chịu ảnh hưởng của biến đối khí hậu, và với cây trồng khó chăm sóc và mang gia trị kinh tế cao như sầu riêng, nông dân càng thấp thỏm âu lo. Bên cạnh nỗi lo về năng suất và chất lượng, bà còn canh cánh nỗi lo giá cả thị trường có sự biến động từng năm.

Nông dân đối mặt với việc thất thu do biến đổi khí hậu, trong khi yêu cầu thị trường xuất khẩu thì ngày càng khắt khe. Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông, Lâm nghiệp Tây Nguyên, Việt Nam vẫn chưa làm chủ được kỹ thuật trồng, chăm sóc sầu riêng; vấn đề chế biến, bảo quản vẫn chưa đủ hạ tầng; và thị trường chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc. Việc mà chúng ta cần làm là có chiến lược sản xuất an toàn, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển những vùng trọng điểm sản xuất tập trung sầu riêng, đồng thời ứng dụng công nghệ cao và liên kết chặt chẽ là giải pháp để nông dân đảm bảo được chất lượng sầu riêng, thích ứng với yêu cầu thị trường.

Tập trung chăm sóc diện tích sầu riêng hiện có, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu là hướng đi đúng đắn, bởi nhờ sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp, các hợp tác xã, bên cạnh nắm được các tiêu chuẩn xuất khẩu, bà con đã dần hiểu câu chuyện thị trường và những rủi ro nếu chỉ sản xuất theo số lượng.

Việc tổ chức sản xuất tập trung, có sự liên kết, hướng dẫn của hợp tác xã, các tổ chức nông dân là điều kiện cần thiết để phát triển bền vững loại vua trái cây này, trước tình hình biến đổi nhanh của thời tiết. Hiện Đắk Lắk đã có 68 vùng trồng sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu và 23 cơ sở đóng gói đạt chuẩn. Hiện nay mặc dù chưa vào vụ thu hoạch sầu riêng nhưng các doanh nghiệp và vùng trồng trên địa bàn tỉnh đã gấp rút triển khai các biện pháp để đáp ứng quy định mới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!