Tâm huyết giữ gìn kiến trúc cổ: Cần hơn nữa chính sách định hướng và giải pháp chuyên môn

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 03/05/2023 14:53 GMT+7

bangdatally.xyz - Giữ nếp nhà cổ cũng là cách để giữ nếp làng xưa. Công việc ý nghĩa này cần hơn nữa chính sách định hướng và giải pháp chuyên môn.

Làng quê là nơi ấp ủ, lưu giữ nếp sống ngàn đời của cha ông. Đằng sau lũy tre làng lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, mang tới cho khách thăm cảm giác thư thái, yên bình. Góp phần làm nên nét văn hóa đậm đà bản sắc đó là những kiến trúc nhà Việt cổ kính. Cả nước hiện còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ, có tuổi đời hàng trăm năm. Mỗi vùng miền, ngôi nhà lại có một dáng nét kiến trúc riêng có, độc đáo, là tài sản lịch sử - văn hóa, là hiện vật trực tiếp phản ánh khả năng sáng tạo của cha ông trong tiến trình phát triển của dân tộc. Nếp nhà xưa vì thế trở thành phần hồn cốt của làng xã. 

Ngày nay, xen lẫn trong những ngôi nhà cao tầng kiên cố, vẫn hiện diện đâu đó những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân giữ gìn và bảo vệ. Cuộc sống nông thôn đang đổi thay từng ngày, dáng làng xưa nhà cũ làm nên nét quyến rũ của thôn quê.

Những ngôi nhà cổ ví như một "bảo tàng thu nhỏ" của văn hóa với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cách thức sinh hoạt, kiến trúc, mỹ thuật... . Cùng với đình, đền, chùa, lăng tẩm, nhà cổ cũng là di sản cần được tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị. Điều đáng tiếc là sự quan tâm bảo tồn nhà cổ mới chỉ khoanh vùng trong các làng cổ, phố cổ đã được xếp hạng di tích. Số còn lại hoặc đang xuống cấp, hoặc bị chủ sở hữu phá đi xây mới. Số này lại chiếm đa số. Thực trạng này cho thấy nếu không có biện pháp bảo tồn nhà cổ trên phạm vi rộng thì với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, phần lớn kiến trúc nhà cổ ở Việt Nam sẽ chỉ còn trong hoài niệm. Nhận thức rõ nhà cổ đang mất dần, một số địa phương có nhiều nhà cổ đã và đang nỗ lực tìm cách giữ vốn cổ, điển hình như câu chuyện bảo tồn nhà rường - nét văn hóa cố đô tại Thừa Thiên Huế.

Kết hợp giữa công tác bảo tồn và khai thác phục vụ phát triển du lịch. Một số ngôi nhà được giữ gìn, trùng tu, được xếp hạng Di tích quốc gia, là điểm đến của một số chương trình du lịch. Mô hình này tại một số địa phương đang mang đến cơ hội để những kiến trúc nhà cổ có thể tồn tại bền vững với thời gian.

Không gian văn hóa làng Việt truyền gắn với những hình ảnh giản dị và thân thuộc: cây đa, giếng nước, sân đình, rặng tre, hàng râm bụt... Và tất yếu, không thể thiếu bóng dáng những nếp nhà xưa cũ với mảnh vườn xanh mướt. Nhà cổ gắn chặt với đời sống làng xã; những giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật đã được khẳng định theo thời gian. Vì thế, kiến trúc nhà cổ cũng cần được bảo vệ, gìn giữ như cách ta đang nỗ lực để giữ lại những tinh hoa của văn hóa cổ truyền làng xã - cội nguồn văn hóa dân tộc.

Hiện đại hóa diện mạo đời sống khu vực nông thôn đã và đang đặt không ít nếp nhà cổ trước câu hỏi "tồn tại hay không tồn tại". Cần chủ động và trách nhiệm trong việc kiểm kê, đánh giá, phân loại và có phương án bảo vệ những ngôi nhà cổ. Ngoài bảo vệ kiến trúc, theo các chuyên gia, chính quyền còn cần có giải pháp hỗ trợ người dân sống dưới những mái nhà cổ, giúp họ thấy được giá trị và cả lợi ích khi giữ gìn nhà cổ, có biện pháp giúp họ sửa chữa, tu bổ, nâng cấp khi cần thiết. Nếu không, rất có thể chẳng bao lâu nữa, các ngôi nhà cổ sẽ dần biến mất khỏi không gian văn hóa làng quê.

Bàn giao 24 căn nhà đại đoàn kết dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây Bàn giao 24 căn nhà đại đoàn kết dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

bangdatally.xyz - Tặng 24 căn nhà đại đoàn kết là một trong những hoạt động ý nghĩa trong chương trình Tết quân-dân được tổ chức nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước