Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Bước đà phát triển trước vận hội mới

Minh Trang-Thứ ba, ngày 28/01/2025 14:08 GMT+7

bangdatally.xyz - Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 được cho là sẽ tháo gỡ được điểm nghẽn về nguồn lực ở lĩnh vực này trong giai đoạn tới.

Trong bức tranh đầy dấu ấn sắc màu của văn hóa Việt của năm 2024, có một điểm sáng về thể chế là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đây là đề án có quy mô rất lớn, được cho là sẽ tháo gỡ được điểm nghẽn về nguồn lực để phát triển văn hóa trong giai đoạn tới.

MỘT NĂM NHIỀU DẤU ẤN

Những đêm nhạc hội với 100% nghệ sĩ Việt, quy mô hàng chục nghìn khán giả, nhanh chóng cháy vé, trở thành một hiện tượng của công nghiệp văn hóa 2024. Hàng chục ngàn người trẻ hòa giọng theo ca khúc truyền thống, cuồng nhiệt với màn trình diễn nhạc cụ dân tộc, tự hào với những giá trị Việt. Từ một hiện tượng giải trí, những chương trình như Anh trai vượt ngàn chông gai hay Anh trai say hi mở ra cái nhìn mới cho các sản phẩm văn hóa lấy giá trị dân tộc là điểm tựa.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Bước đà phát triển trước vận hội mới - Ảnh 2.

Năm 2024, văn hóa trở thành điểm tựa thành công cho nhiều sản phẩm: từ âm nhạc, phim ảnh, sáng tạo nội dung số, trò chơi điện tử. Một dự án nghệ thuật kết hợp giữa tuồng cổ và nhạc điện tử có thể bán được hàng ngàn vé với mức giá cả triệu đồng. Bốn trong số 10 phim Việt doanh thu phòng vé cao nhất năm thuộc về những bộ phim chuyển thể, khai thác chất liệu dân gian.

Năm 2024 cũng chứng kiến hiện tượng khán giả xếp hàng để xem một bộ phim về đề tài lịch sử cách mạng. Những sự thành công có thể đong đếm bằng lợi nhuận khiến các nhà sản xuất, công ty giải trí mạnh tay đầu tư hơn cho các sản phẩm mang yếu tố văn hóa dân tộc. Thành công với điểm tựa văn hóa dân tộc, khiến tham vọng xuất khẩu văn hóa Việt ra thế giới không còn là điều viển vông, khi người Việt đã tự tin và tự hào với sức mạnh nội tại.

ĐIỂM SÁNG VỀ THỂ CHẾ, ĐỘT PHÁ TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VĂN HÓA

Cuối tháng 11/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đây là một trong những "điểm sáng" trong năm qua, là sự đột phá trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa. Mục tiêu chính của chương trình là xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh, kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống và tiếp thu tinh hoa thế giới. Việc này không chỉ giúp bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Cùng với đó, chương trình đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Bước đà phát triển trước vận hội mới - Ảnh 4.

Trong giai đoạn trước đây, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa từng được triển khai. Tuy nguồn vốn khi đó không lớn, nhưng thực sự đã trở thành "bầu sữa" đầu tư cho văn hóa ở các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, nhiều địa phương đã chủ động rà soát các hạng mục cần đầu tư cấp thiết, đón đầu nguồn lực quan trọng này. Sự chủ động của chính quyền địa phương ngay từ những ngày đầu sẽ đảm bảo chương trình được thực hiện đúng, trúng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Một trong những nhận thức quan trọng mà Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhấn mạnh là định hướng phát triển văn hóa bằng cách "lấy văn hóa nuôi văn hóa". Cụ thể bằng các mục tiêu năm 2030, công nghiệp văn hóa đóng góp 7% vào GDP, năm 2035 là 8%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, các địa phương xác định lấy công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn hàng đầu cũng đang bám sát chính sách, đưa ra những định hướng mới phù hợp.

TĂNG TỐC, BỨT PHÁ VỚI TƯ DUY ĐỔI MỚI, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Bước đà phát triển trước vận hội mới - Ảnh 6.

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm tăng tốc, bứt phá, về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Thủ tướng chỉ rõ, ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, kết quả năm 2025 cao hơn năm 2024.

Thủ tướng đã nêu 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trước hết là tạo đột phá về thể chế theo hướng dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", kiên quyết loại bỏ cơ chế "xin - cho"; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số…

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược, toàn diện ngành văn hóa thể thao du lịch, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng kết nối. Đặc biệt phát triển hạ tầng số trên cơ sở dữ liệu của ngành, sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Bước đà phát triển trước vận hội mới - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - năm tăng tốc, bứt phá, về đích để thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. (Ảnh: Chính phủ)

Thứ ba, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành, có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp cho các ngành nghệ thuật, thể thao, có chính sách giữ chân người tài, động viên người có năng khiếu, đam mê và khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo và xử lý những người né tránh, sợ trách nhiệm.

Thứ tư, huy động nguồn lực cho sự phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là hợp tác công tư, lấy nguồn vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, của người dân và doanh nghiệp. Ngoài nguồn lực đã có như tài chính, đất đai, con người thì thể chế, cơ chế, chính sách cũng là biện pháp huy động nguồn lực. Do đó, cần tích cực suy nghĩ, đề xuất chính sách để phát huy các hình thức hợp tác công tư rất phong phú, dư địa còn rất lớn để khai thác các thiết chế văn hóa, đặc biệt là các sân vận động như Mỹ Đình…

Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, quản trị ngành theo hướng thông minh, dựa trên cơ sở dữ liệu, gia tăng hơn nữa giá trị của nguồn tài nguyên văn hóa. Thứ sáu, xây dựng các điển hình tiên tiến, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, tạo phong trào, xu thế phát triển…

"Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, người Anh hùng Dân tộc vĩ đại, Danh nhân Văn hóa Thế giới đã từng khẳng định: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam - với lịch sử hàng nghìn năm - là sức mạnh trường tồn của dân tộc. Vì vậy, ngành văn hóa, thể thao, du lịch có vai trò hết sức quan trọng, tác động sâu rộng, mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu, vừa mang tính cấp bách, vừa có tính chiến lược, lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, thịnh vượng", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định.

Đón đầu Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa nhằm tránh lãng phí Đón đầu Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa nhằm tránh lãng phí

bangdatally.xyz - Nhiều chuyển động mới đã được thực hiện trên khắp các địa phương, nhằm đón đầu nguồn vốn quan trọng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước