Bức tranh đời sống lễ hội Việt đang dần đi vào nề nếp

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 05/02/2025 13:56 GMT+7

bangdatally.xyz - Nhận thức và hành xử của người đi lễ tại các di tích, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, văn hóa và văn minh hơn.

Sau mỗi dịp Tết cổ truyền, nhiều nơi trên khắp cả nước lại bước vào mùa lễ hội, có ý nghĩa là ghi nhớ ơn các bậc tiền nhân, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trẩy hội mùa Xuân đã trở thành nét đẹp trong đời sống tinh thần của người dân và mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Nếu như cách đây vài năm, dư luận thường xuyên lên tiếng về một số lễ hội điểm nóng, với những hiện tượng tiêu cực, phản cảm, trái ngược thuần phong mỹ tục thì nay bức tranh đời sống lễ hội đang dần đi vào nề nếp.

Nhận thức và hành xử của người đi lễ tại các di tích, lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, văn hóa và văn minh hơn. Điển hình như câu chuyên tại Chùa hương mùa lễ hội 2025. Tại lối lên xuống ở cổng chùa Thiên Trù và nhiều khu vực khác, hàng quán tràn lan, lấn chiếm lối lên xuống như những năm trước đã được dẹp bỏ, không gian thông thoáng hơn. Hầu hết người dân khi đi lễ chùa chỉ đốt ít vàng mã mang tính tượng trưng chứ không đốt tràn lan như trước.

Đi lễ những ngày đầu năm mới với mong muốn hướng đến cái thiện và cầu mong sự bình an, may mắn là nhu cầu chính đáng của người dân. Tuy nhiên, để giữ không gian linh thiêng của các di tích và gìn giữ nét đẹp lễ hội, mỗi người cần phải trang bị cho mình kiến thức về tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt là khi đi lễ, hành lễ. Có như vậy mới không rơi vào mê tín dị đoan hoặc có hành vi phản cảm, lệch lạc nơi thờ tự chốn linh thiêng.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa và tín ngưỡng, muốn bình an thì phải biết rõ giá trị cuộc sống để sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật, đúng đạo lý, muốn ấm no, hạnh phúc thì không có gì khác ngoài việc phải làm việc lao động chân chính. Vì vậy, hạnh phúc hay khổ đau, thành hay bại trong cuộc sống sự nghiệp không phải cứ siêng đi lễ nặng cầu cúng là được.

Tự do tín ngưỡng là quyền của công dân được Nhà nước bảo vệ. Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi lễ đầu năm, góp phần nâng tầm văn hóa, giá trị của các lễ hội gắn với các di tích, danh thắng, những di sản văn hóa cũng là cách mà mỗi người dân Việt Nam giữ gìn và phát huy nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của mình trong xu thế hội nhập hiện nay.

Biển người đổ về Đền Hùng đi lễ đầu năm Biển người đổ về Đền Hùng đi lễ đầu năm

bangdatally.xyz - Hàng nghìn người chen chân du xuân tại Đền Hùng, Phú Thọ cầu mong một năm mới mọi sự tốt lành, may mắn...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước