Ảnh minh họa.
Sạt lở ĐBSCL vẫn đang diễn biến phức tạp, cả ở khu vực ven sông cũng như ven biển, nhất là tại các tỉnh phía Đông như Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu.
Ở 2 tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp, có hàng ngàn hộ dân cần được di dời khẩn cấp. Trong khi đó, từ đầu năm, 2 tỉnh này cũng đã phải công bố tình trạng khẩn cấp vì sạt lở bờ sông. Không chỉ cuốn trôi nhà cửa của người dân, sạt lở còn xóa sổ một số cồn ở sông Tiền và sông Hậu.
Tỉnh An Giang hiện có 15 đoạn sạt lở nguy hiểm, uy hiếp đời sống của hơn 20.000 hộ dân. Trong 3 năm tới, An Giang phải di dời hết những hộ dân này ra khỏi vùng nguy hiểm.
Còn tại Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay đã xuất hiện 13 điểm sạt lở, gần 2.000 hộ dân đang sống trong khu vực sạt lở nguy hiểm. Mới đây, tỉnh Đồng Tháp đã đề nghị chính phủ hỗ trợ xây dựng 12 cụm, tuyến dân cư để người dân vùng sạt lở có chỗ ở ổn định.
Liên tiếp nhiều ngày qua, trên địa bàn quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cũng xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng làm 1 căn nhà và 1 cây xăng bị sụp hoàn toàn. Hiện khu vực này cũng đang xuất hiện vết nứt trên đường giao thông dài khoảng 30m, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và 2 điểm sạt lở đường bê tông tại khu vực Hòa Thạnh với tổng chiều dài khoảng 40m, lấn sâu vào phía bờ 3m.
Đề xuất giải pháp cấp vùng chống sạt lở bangdatally.xyz - Hiện nay toàn vùng ĐBSCL có đến 24 điểm thường xuyên sạt lở, tổng chiều dài hơn 147km. Các điểm này mỗi năm mất từ 5 - 45 m đất. | Sạt lở bờ biển ở Cà Mau diễn biến phức tạp bangdatally.xyz - Cà Mau là một trong những tỉnh ở ĐBSCL chịu nhiều thiệt hại trước tình trạng sạt lở bờ biển, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân. | Hàng nghìn hộ dân ĐBSCL nằm trong vùng sạt lở bangdatally.xyz - Tỉnh An Giang hiện có 15 đoạn sạt lở nguy hiểm, uy hiếp đời sống của hơn 20.000 hộ dân. Trong 3 năm tới, An Giang phải di dời hết những hộ dân này ra khỏi vùng nguy hiểm. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!