Livestream bán hàng: Thay đổi để tồn tại

Thuỳ An-Thứ hai, ngày 03/03/2025 15:06 GMT+7

bangdatally.xyz - Sang 2025, livestream bán hàng dự báo sẽ ngày càng phát triển khi tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đang đứng top đầu Đông Nam Á với quy mô có thể đạt 45 tỷ USD.

Không còn là xu hướng, tiêu dùng livestream trở thành thói quen

Anh Hoàng Tuấn Linh - Quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Minh dành rất nhiều thời gian để xem livestream bán hàng vì rất tiện. Vừa tương tác được với shop để trực tiếp đặt câu hỏi về sản phẩm lại vừa thanh toán đơn giản, chương trình khuyến mại cũng thường xuyên và hàng hóa thì rất phong phú”.

Livestream bán hàng: Thay đổi để tồn tại - Ảnh 1.

Dành hàng giờ để xem video và livestream bán hàng là thói quen của nhiều bạn trẻ hiện nay (Ảnh minh hoạ)

Điểm lại năm 2024, livestream bán hàng không còn là xu hướng mà đã trở thành một kênh mua sắm của giới trẻ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Những buổi phát trực tiếp với hàng ngàn lượt xem, các sản phẩm cháy hàng chỉ trong vài phút đang diễn ra ngày càng nhiều và dần trở thành một kênh phân phối của ngành bán lẻ.

Bước sang năm 2025, phương thức livestream bán hàng này sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa khi tăng trưởng TMĐT của Việt Nam hiện đang đứng top đầu của khu vực Đông Nam Á với dự báo quy mô TMĐT có thể đạt 45 tỷ USD trong năm nay.

Thông tin từ AccessTrade Việt Nam cho biết việc mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng TMĐT vào đầu năm 2026, trong đó, 3 nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất tại Việt Nam là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, có sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán. Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, rút hầu bao mua hàng online đứng thứ 11 thế giới.

Còn theo Metric, 38% người được hỏi cho biết họ dành 1-3 giờ mỗi tuần để xem livestream và với 62% số người được khảo sát cho biết mục tiêu xem livestream của họ là mua sắm.

Thống kê từ Shopee cũng cho thấy, người dùng đã dành ra 260 triệu giờ đồng hồ để theo dõi các chương trình mua sắm giải trí trên Shopee Live và Shopee Video trong năm 2024, chứng minh sức hút rất lớn của các tính năng này. Thương hiệu, nhà bán hàng và KOL cũng nhanh chóng nắm bắt xu hướng, tổ chức tổng cộng 9 triệu phiên livestream trong năm qua trên nền tảng.

Đa dạng hóa cách thức livestream để giữ chân khách hàng

Báo cáo của Vietnam E-commerce Intelligence 2025 của Younet ECI dự báo trong 5 năm tới, TMĐT Việt Nam sẽ tăng trưởng 35% mỗi năm và đạt 49,9 tỷ USD vào năm 2028, nhờ sự gia tăng sức mua của hai nhóm khách hàng chính: Gen Z (người sinh từ năm 1995 đến năm 2012) và Millennials (người sinh từ năm 1981 đến 1996).

Thúc đẩy xu hướng tăng trưởng này là 2 yếu tố gồm mua sắm giải trí và giỏ hàng giá trị cao. Trong đó, mua sắm giải trí đã và đang chiếm lĩnh các nền tảng thông qua nhiều hình thức gồm livestream bán hàng, video ngắn, game hóa trên ứng dụng.

Tiềm năng là rất lớn, song mức độ cạnh tranh của thị trường được đánh giá là vô cùng khốc liệt. Nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ phải nhường chỗ cho những thương hiệu có chiến lược kinh doanh rõ ràng, danh mục sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng vận hành linh hoạt hơn.

Lúc này, thay đổi và thích ứng được xem là được xem là cách duy nhất thành công trên thị trường TMĐT.

Từ đầu năm ngoái, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ đã áp dụng chiến lược chuyển đổi số toàn diện, từ vận hành, sản xuất đến tiếp thị và phân phối bằng cách tổ chức các phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Nhờ vậy, đã góp phần cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và giữ chân khách hàng lâu hơn.

"Mình thay đổi cách vận hành, thay đổi cả tư duy làm sản phẩm để làm sao phù hợp với xu hướng của thị trường và khách hàng mong muốn. Thực sự những ngày đầu rất thách thức và khó khăn, vì mình chưa biết cách tiếp cận làm sao cho chuẩn. Và đặc biệt, khi bán hàng trên các sàn TMĐT, để bán hay là một chuyện nhưng mình phải tuân thủ luật quảng cáo để quảng cáo làm sao vừa đủ và chính xác với quy định của pháp luật để người nghe không hiểu lầm", chị Nguyễn Quỳnh Liên - Chủ kênh bán hàng Liên Moon chia sẻ.

Chia sẻ về chiến lược phát triển kênh TMĐT năm 2025, ông Phạm Chí Nhu, nhà sáng lập kiêm CEO của Coolmate cho biết, nhãn hàng sẽ tăng cường trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa thông qua tận dụng dữ liệu người tiêu dùng để tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa. Từ việc gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm đến cung cấp các khuyến mãi phù hợp.

Cùng với đó là mở rộng và phát triển kênh bán hàng mới bằng cách đưa việc mua sắm trực tiếp qua livestream, video lên một tầm cao mới, kết hợp với các yếu tố giải trí để giữ người tiêu dùng quay lại…

Hay như ông Phạm Ngọc Anh Tùng - Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành FoodMap nhấn mạnh chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất nhưng để có thể giới thiệu và quảng bá rộng rãi những sản phẩm chất lượng cao này, đòi hỏi phải có cách làm khác biệt hơn, độc đáo hơn để thu hút người tiêu dùng.

Vì vậy năm 2025, FoodMap sẽ tập trung vào những phiên livestream mang đến trải nghiệm chân thực nhất. "Không chỉ đơn thuần là bán hàng, chúng tôi sẽ tổ chức các phiên livestream ngay tại vườn, trang trại, nhà máy sản xuất để người xem có góc nhìn rõ ràng về quy trình trồng trọt, chế biến sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp giới thiệu văn hóa địa phương để giúp khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn hiểu rõ về giá trị của nông sản Việt. Theo đó, trong dịp 3.3 sale lớn đầu tiên của năm, FoodMap sẽ tổ chức một buổi Mega Live kéo dài 6 tiếng trên Shopee Live.", ông Tùng thông tin.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước