Xe tự hành NASA tìm thấy bằng chứng mới về sự sống trên sao Hỏa

Mạnh Dương (Theo Reuters)-Chủ nhật, ngày 27/04/2025 16:28 GMT+7

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA. (Ảnh: NASA)

bangdatally.xyz - Phát hiện khoáng vật siderite trong lòng đất sao Hỏa củng cố giả thuyết hành tinh đỏ từng có khí hậu thuận lợi để tồn tại nước lỏng và sự sống.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây cho biết xe tự hành Curiosity đã phát hiện khoáng vật siderite - một dạng cacbonat sắt tại nhiều địa điểm trong hố Gale trên sao Hỏa. Đây là bằng chứng quan trọng cho thấy hành tinh này từng sở hữu khí hậu ấm áp, bầu khí quyển dày và có thể có các đại dương, hồ và sông - những điều kiện tiềm năng cho sự sống.

Curiosity - xe tự hành cỡ xe hơi với sáu bánh - đã khoan sâu từ 3 đến 4 cm để lấy mẫu đá trầm tích tại ba vị trí trong các năm 2022 và 2023. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu đá chứa đến 10,5% siderite theo trọng lượng. Đây là lần đầu tiên khoáng vật này được tìm thấy với hàm lượng cao như vậy trên bề mặt sao Hỏa.

Khoáng vật siderite chỉ hình thành trong điều kiện có khí hậu ấm và giàu carbon dioxide - một loại khí nhà kính quan trọng giúp giữ nhiệt. Phát hiện này bổ sung bằng chứng rằng sao Hỏa cổ đại từng có bầu khí quyển dày đặc chứa CO₂, từ đó tạo điều kiện để nước tồn tại ở thể lỏng trên bề mặt.

"Câu hỏi lớn đặt ra từ lâu là: nếu CO₂ từng làm ấm sao Hỏa và tạo điều kiện cho nước tồn tại, tại sao các khoáng vật chứa cacbonat lại hiếm gặp như vậy?", nhà địa hóa học Benjamin Tutolo từ Đại học Calgary, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, đặt vấn đề.

Xe tự hành NASA tìm thấy bằng chứng mới về sự sống trên sao Hỏa - Ảnh 1.

(Ảnh: NASA)

Ông cho biết các mô hình khí hậu trước đây đã dự đoán rằng khoáng vật cacbonat phải phổ biến trên sao Hỏa. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát từ vệ tinh lẫn xe tự hành trước đó đều chỉ tìm thấy dấu vết rất ít. Phát hiện lần này tại hố Gale - vốn là một hồ cổ đại khoảng 3,5 tỷ năm trước - mở ra giả thuyết rằng một lượng lớn carbon dioxide có thể đã bị "chôn vùi" trong lớp đá trầm tích thay vì quay trở lại khí quyển như trên Trái Đất.

Trái với Trái Đất có quá trình kiến tạo mảng giúp giải phóng CO₂ trở lại khí quyển thông qua hoạt động núi lửa, sao Hỏa không có hoạt động kiến tạo này, khiến quá trình tuần hoàn carbon bị mất cân bằng.

Theo nhà khoa học Edwin Kite thuộc Đại học Chicago - đồng tác giả nghiên cứu, sự thay đổi từ khí hậu ấm áp sang khô cằn như hiện tại là "thảm họa môi trường lớn nhất từng được biết đến" trên sao Hỏa. Việc hiểu rõ hơn về hành trình biến đổi khí hậu của hành tinh đỏ có thể cung cấp manh mối về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất cũng như vận hành của chu trình carbon trong môi trường không có kiến tạo mảng.

Phát hiện đại dương khổng lồ trên sao Hỏa Phát hiện đại dương khổng lồ trên sao Hỏa

bangdatally.xyz - Robot thám hiểm Chúc Dung của Trung Quốc đã tìm ra bằng chứng về sự xuất hiện của một đại dương khổng lồ trên sao Hỏa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước