Tổng thống Zelensky đã đệ trình đề xuất này lên Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) vào ngày 14/1. Và một ngày sau đó, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu chấp thuận gia hạn tình trạng thiết quân luật và lệnh tổng động viên.
Trước đó, các đại biểu Verkhovna Rada đã bỏ phiếu thông qua dự luật này.
Ngày 24/1 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán để giải quyết vấn đề ở Ukraine. Ngày 4/2, Tổng thống Ukraine Zelensky cũng bày tỏ sẵn sàng đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Nga nếu "không còn lựa chọn nào khác".
Theo thiết quân luật, nam giới nước này từ 18 đến 60 tuổi, ngoại trừ một số trường hợp, không được phép rời khỏi đất nước vì họ có thể bị gọi đi nghĩa vụ quân sự.
Tháng 10/2022, ông Zelensky đã ký sắc lệnh từ chối đàm phán với Nga trong thời gian ông Putin là nguyên thủ quốc gia.
Do lệnh thiết quân luật, Ukraine cũng không thể tổ chức bầu cử quốc hội và tổng thống theo luật hiện hành.
Cũng liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine, theo báo cáo tài chính được công bố hôm 5/2, Ngân hàng đầu tư Euroclear đã chuyển hơn 3,5 tỷ Euro (3,6 tỷ USD) lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga vào Quỹ châu Âu hỗ trợ Ukraine trong năm 2024. Đây là số tiền thu được từ lãi suất phát sinh trên các tài sản Nga bị đóng băng. Khoản tiền này sẽ được sử dụng để mua vũ khí và tài trợ cho các chương trình huấn luyện quân sự do Liên minh châu Âu (EU) triển khai.
Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2/2022, khoảng 300 tỷ USD tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Nga đã bị các đồng minh của Ukraine - bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) - đóng băng. Phần lớn số tài sản này hiện do ngân hàng đầu tư Euroclear - có trụ sở tại Brussels (Bỉ) - quản lý.
Việc sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị đóng băng là kết quả thỏa hiệp giữa EU và Mỹ. Ban đầu, Washington đề xuất tịch thu toàn bộ tài sản của Nga để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải phản đối mạnh mẽ từ Moscow.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!