Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc dường như đã tìm ra một vũ khí mới đầy tiềm năng để đáp trả lại các đòn áp thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo đó, thay vì những biện pháp trả đũa thuế quan thông thường, Bắc Kinh đã quyết định khai thác sức mạnh từ nguồn tài nguyên thiên nhiên then chốt mà họ đang nắm giữ, đó là khoáng sản đất hiếm.
Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc xuất khẩu 7 loại kim loại đất hiếm - động thái được xem là trực tiếp đáp trả lại các lệnh áp thuế trả đũa của Mỹ lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này được thể hiện rõ ràng qua việc Trung Quốc mở rộng việc sử dụng các khoáng sản quan trọng như một công cụ thương mại.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, thị trường đã có những phản ứng tức thì. Cổ phiếu của các công ty liên quan đến ngành khai thác và chế biến đất hiếm đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Hiện tại, Trung Quốc sở hữu gần 70% tổng sản lượng kim loại đất hiếm của toàn thế giới - loại tài nguyên quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao. Dù các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất không phải là lệnh cấm hoàn toàn, nhưng điều này có nghĩa là bất kỳ lô hàng nào xuất khẩu cũng sẽ phải trải qua quá trình giám sát chặt chẽ hơn. Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào đất hiếm.
Khoáng sản đất hiếm là thành phần không thể thiếu trong sản xuất ô tô điện, điện thoại thông minh, máy tính, năng lượng tái tạo (như turbine gió), và thậm chí cả các hệ thống vũ khí hiện đại. Sự phụ thuộc của Mỹ và nhiều quốc gia khác vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc từ lâu đã được coi là một lợi thế địa chính trị tiềm năng mà Bắc Kinh có thể sử dụng khi cần thiết.
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất không phải là một lệnh cấm hoàn toàn, nhưng chúng mang ý nghĩa rằng bất kỳ lô hàng nào được xuất khẩu ra nước ngoài cũng sẽ phải trải qua quá trình giám sát chặt chẽ hơn. Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra những tác động không nhỏ đến các ngành công nghiệp phụ thuộc vào các nguyên liệu này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!