Nhiều nữ nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương đối mặt nạn bạo lực và quấy rối nghiêm trọng

Mạnh Dương (Theo Guardian)-Thứ năm, ngày 27/03/2025 06:20 GMT+7

Các đại biểu quốc hội Australia kêu gọi hành động chống lại bạo lực giới sau vụ cưỡng hiếp bị cáo buộc tại văn phòng của một bộ trưởng, năm 2021. (Ảnh: Getty Images)

bangdatally.xyz - 76% nữ nghị sĩ được khảo sát cho biết họ từng bị bạo lực tâm lý, trong khi 1/4 cho biết đã bị quấy rối tình dục.

Một báo cáo vừa được công bố ngày 26/3 bởi Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) cho thấy tình trạng bạo lực, phân biệt giới tính và quấy rối tình dục đang lan rộng trong các nghị viện ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn 150 nữ nghị sĩ và nhân viên quốc hội từ 33 quốc gia trong khu vực, bao gồm Australia, Ấn Độ, Lào, Mông Cổ, Indonesia, Fiji và Micronesia.

Theo báo cáo, 76% nữ nghị sĩ và 63% nhân viên quốc hội cho biết từng bị bạo lực tâm lý liên quan đến giới tính. 60% nữ nghị sĩ nói rằng họ là mục tiêu của phát ngôn thù hận, tin giả và quấy rối qua mạng. Đặc biệt, 25% số người tham gia khảo sát cho biết từng bị quấy rối tình dục, trong đó phần lớn vụ việc xảy ra ngay trong trụ sở quốc hội và do chính các nghị sĩ nam thực hiện.

Nhiều nữ nghị sĩ châu Á - Thái Bình Dương đối mặt nạn bạo lực và quấy rối nghiêm trọng - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ: Unsplash)

Một số nữ nghị sĩ kể lại trải nghiệm bị đồng nghiệp nam đưa ra các lời đề nghị khiếm nhã hoặc có hành vi đe dọa, lạm dụng quyền lực. Nhân viên quốc hội ở một số nước còn lập danh sách không chính thức để cảnh báo nhau về những người đàn ông có hành vi quấy rối lặp lại thường xuyên.

Báo cáo khẳng định những hành vi này không chỉ làm tổn hại cá nhân mà còn "làm suy yếu nền dân chủ" và cản trở phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị. Những phụ nữ trẻ tuổi và thuộc các nhóm thiểu số được ghi nhận là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Dù một số quốc hội trong khu vực đã có hệ thống phản ánh nội bộ hoặc dịch vụ hỗ trợ, song hiện chưa có quốc gia nào ban hành luật riêng để xử lý vấn nạn bạo lực đối với phái nữ hoạt động chính trị. Hiện chỉ có 16/37 quốc gia có luật phòng chống quấy rối nơi làm việc, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới.

Phụ nữ Indonesia học võ để chống lại bạo lực giới Phụ nữ Indonesia học võ để chống lại bạo lực giới Khủng hoảng kinh tế - xã hội làm gia tăng nguy cơ bạo lực giới Khủng hoảng kinh tế - xã hội làm gia tăng nguy cơ bạo lực giới Đại dịch COVID-19 khiến tình trạng bạo lực giới nghiêm trọng hơn Đại dịch COVID-19 khiến tình trạng bạo lực giới nghiêm trọng hơn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước