Mỹ: Nguy cơ khủng hoảng ‘chảy máu chất xám’ khi nhiều nhân tài lặng lẽ rời đi

Công Tùng (Thường trú Đài THVN tại Mỹ)-Thứ tư, ngày 16/04/2025 06:05 GMT+7

bangdatally.xyz - Từng là miền đất hứa của giới trí thức toàn cầu, nước Mỹ nay đang chứng kiến làn sóng "chảy máu chất xám" đáng báo động.

Nhiều nhà khoa học tên tuổi đang rời bỏ nước Mỹ sau hàng loạt chính sách cắt giảm ngân sách nghiên cứu dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump 2.0.

Tại thủ đô Washington D.C., Tiến sĩ dịch tễ học Michael Olesen - 56 tuổi, đang đứng trước một quyết định khó khăn. Sau hơn 30 năm chiến đấu với thảm họa và dịch bệnh, ông bất lực nhìn công việc của mình bị đe dọa bởi những chính sách cắt giảm không khoan nhượng.

Tiến sĩ Michael Olesen chia sẻ: "Việc này làm suy yếu y tế, giáo dục và cả tương lai của nước Mỹ. Tôi nghĩ đến Australia, New Zealand hoặc Canada…".

Tương tự, Giáo sư David Die Dejean - chuyên gia nghiên cứu hải dương học tại Đại học Miami - từng hy vọng đánh dấu bước ngoặt sự nghiệp khi gia nhập Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA). Nhưng hy vọng ấy nhanh chóng khép lại - chỉ sau 5 tháng.

Mỹ: Nguy cơ khủng hoảng ‘chảy máu chất xám’ khi nhiều nhân tài lặng lẽ rời đi - Ảnh 1.

Sinh viên và giảng viên tập trung tại khuôn viên trường Đại học California ở Berkeley để phản đối một số chính sách của chính quyền Tổng thống Trump, ngày 9/4/2025. (Ảnh: AP)

Giáo sư David Die Dejean buồn bã: "Chính quyền mới cắt giảm mạnh đầu tư vào khoa học ở mọi cơ quan liên bang. Tôi nằm trong số những người bị buộc nghỉ".

Ở tuổi ngoài 50, ông David đang phải cân nhắc việc sang châu Âu làm việc - đồng nghĩa với việc xa gia đình, xa cháu ngoại mà ông hết mực yêu thương. "Nếu cơ hội không còn ở Mỹ, tôi sẽ ra đi, đến bất cứ đâu vẫn trân trọng khoa học", ông Dejean nói.

Không chỉ các nhà khoa học kỳ cựu, giới trẻ cũng đang lên tiếng. Nhiều bang, các nhà nghiên cứu và sinh viên đã xuống đường phản đối việc cắt giảm ngân sách khoa học.

Mỹ: Nguy cơ khủng hoảng ‘chảy máu chất xám’ khi nhiều nhân tài lặng lẽ rời đi - Ảnh 2.

Các nhân viên phòng thí nghiệm tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, tháng 2/2025. (Ảnh: AP)

Bà Elisa Pabon (Nhà nghiên cứu thần kinh) ưu tư: "Mỹ từng là trung tâm nghiên cứu toàn cầu, nhưng giờ không còn nữa. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã ra đi".

Bà Sydney Campbell (Nhà nghiên cứu ung thư) cho rằng: "Cắt giảm khoa học đồng nghĩa với việc chúng ta không quan tâm đến sức khỏe người dân".

Theo tạp chí Nature, 4 trong 5 nhà nghiên cứu sau đại học tại Mỹ đang cân nhắc rời khỏi quốc gia này. Khi cánh cửa khoa học khép lại ở Mỹ, châu Âu và Canada lại đang mở rộng vòng tay chào đón nhân tài.

Khi những người làm khoa học cảm thấy bị bỏ rơi, họ sẽ ra đi, mang theo tri thức, niềm tin và cả khát vọng đổi thay. Một quốc gia có thể xây lại nền kinh tế, nhưng sẽ rất khó lấy lại ánh hào quang khoa học - khi những bộ óc lớn lặng lẽ rời đi.

Ông Trump cắt giảm tài trợ cho các trường đại học hàng đầu có thể gây ra tổn thất kinh tế lớn Ông Trump cắt giảm tài trợ cho các trường đại học hàng đầu có thể gây ra tổn thất kinh tế lớn

bangdatally.xyz - Chiến dịch cắt giảm tài trợ cho các trường đại học hàng đầu do Tổng thống Donald Trump khởi xướng, có thể trở thành mối đe dọa đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước