Mục tiêu khí hậu có thể trở thành 'nạn nhân' trong cuộc chiến thuế quan

Mạnh Dương (Theo Guardian)-Thứ bảy, ngày 12/04/2025 07:15 GMT+7

Nhà máy lọc dầu Pemex Deer Park ở Texas. (Ảnh: AFP)

bangdatally.xyz - Các khoản thuế mới có thể cản trở đầu tư năng lượng sạch tại Mỹ, nhưng mở ra cơ hội cho các quốc gia khác.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ công bố loạt mức thuế mới đã làm dấy lên lo ngại rằng nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu có thể trở thành "nạn nhân" tiếp theo trong cuộc chiến thương mại.

Các chuyên gia kinh tế cảnh báo mức thuế quan này có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo – vốn được xem là yếu tố then chốt để đạt mục tiêu khí hậu toàn cầu.

Đặc biệt, việc Mỹ áp thuế mạnh lên hàng hóa từ Trung Quốc – nước sản xuất năng lượng sạch hàng đầu thế giới – đang đẩy các nhà đầu tư ra khỏi thị trường Mỹ. Điều này khiến chi phí phát triển năng lượng sạch tại Mỹ tăng cao, trong khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Bà Leslie Abrahams, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết: "Ngay cả sản xuất trong nước cũng phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu. Việc đánh thuế lên cả nguyên vật liệu như thép, xi măng, nhôm... sẽ càng đội chi phí xây dựng nhà máy".

Lo ngại biến đổi khí hậu trở thành nạn nhân mới trong cuộc chiến thuế của ông Trump - Ảnh 1.

Công nhân đang làm việc trên dây chuyền sản xuất cánh tua bin gió ở tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)

Trong khi chính quyền Tổng thống Trump phát tín hiệu chống lại chính sách xanh của người tiền nhiệm, các quốc gia khác như Trung Quốc, Australia, Brazil hay các nước Đông Nam Á lại có cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư chuyển hướng. "Chuyển đổi năng lượng toàn cầu sẽ không chậm lại, chỉ có Mỹ sẽ bị tụt lại phía sau", chuyên gia Kingsmill Bond từ tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember nhận định.

Theo tổ chức 350.org, chỉ khoảng 4% xuất khẩu công nghệ sạch của Trung Quốc là sang Mỹ, nên tác động toàn cầu của cuộc chiến thuế là không đáng kể. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào thị trường Mỹ đang dần rút lui. Một lãnh đạo tập đoàn năng lượng tái tạo châu Âu cho biết họ "sẽ không giảm đầu tư, nhưng sẽ chuyển sang thị trường khác".

Tình hình đáng lo ngại hơn khi Mỹ dự kiến tăng 10% mức tiêu thụ điện chỉ riêng cho các trung tâm dữ liệu AI. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng sạch bị chậm lại, nhiều khả năng Mỹ sẽ phải quay lại dùng khí đá phiến và thậm chí là than đá. Điều này càng đáng lo ngại khi ông Trump cùng lúc ký bốn sắc lệnh nhằm ngăn cản việc loại bỏ dần than đá – động thái bị các nhà hoạt động môi trường chỉ trích là "lạm dụng quyền lực".

Dù vậy, theo chuyên gia Marina Domingues từ Rystad Energy, Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. "Là quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai thế giới, mọi quyết sách về năng lượng của Mỹ đều tác động sâu rộng đến nỗ lực toàn cầu", bà Marina nhận định.

Mỹ rút khỏi thỏa thuận hỗ trợ chống biến đổi khí hậu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hỗ trợ chống biến đổi khí hậu Bán quyền công dân với giá 105.000 USD để đối phó với biến đổi khí hậu Bán quyền công dân với giá 105.000 USD để đối phó với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ca tử vong liên quan nắng nóng Biến đổi khí hậu làm gia tăng số ca tử vong liên quan nắng nóng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước