Lần đầu tiên ghi hình được mực khổng lồ dưới đáy biển sâu

Mạnh Dương (Theo AP, CNN)-Thứ sáu, ngày 18/04/2025 06:45 GMT+7

Một con mực khổng lồ non được nhìn thấy ở độ sâu gần 600 mét ở Nam Đại Tây Dương. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

bangdatally.xyz - Lần đầu tiên, một con mực khổng lồ đã được ghi hình trong môi trường sống tự nhiên ở đáy biển, đánh dấu bước tiến hiếm có trong lĩnh vực nghiên cứu sinh vật biển.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa ghi hình thành công loài mực khổng lồ (colossal squid) trong môi trường sống tự nhiên dưới độ sâu gần 2.000 feet (khoảng 600 mét) tại vùng biển Nam Đại Tây Dương, gần quần đảo South Sandwich. Đoạn video đánh dấu lần đầu tiên loài động vật không xương sống lớn nhất thế giới này được nhìn thấy trực tiếp khi còn sống dưới đáy biển sâu.

Cá thể được ghi hình là một con mực non dài khoảng 30 cm, có thân trong suốt như thủy tinh. Khi trưởng thành, loài này có thể dài tới 7 mét và nặng đến 500 kg, tương đương kích thước một xe cứu hỏa nhỏ. Từ trước đến nay, các nhà khoa học chỉ tiếp cận được mực khổng lồ khi chúng chết hoặc bị bắt gặp trong dạ dày cá voi và chim biển.

Lần đầu tiên ghi hình được mực khổng lồ dưới đáy biển sâu  - Ảnh 1.

Tàu nghiên cứu Falkor di chuyển quanh các tảng băng trôi ở Biển Bellingshausen ngoài khơi Nam Cực. (Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

Đoạn video được ghi lại bằng thiết bị điều khiển từ xa SuBastian, do tàu nghiên cứu Falkor triển khai trong hành trình khảo sát do Viện Đại dương Schmidt (Mỹ) tổ chức, phối hợp cùng các đối tác như Đại học Plymouth (Anh), GEOMAR (Đức) và Tổ chức Khảo sát Nam Cực Anh. Việc xác định loài động vật biển này được thực hiện độc lập bởi hai chuyên gia là Tiến sĩ Kat Bolstad (Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand) và Tiến sĩ Aaron Evans - chuyên gia về họ mực thủy tinh.

Theo Tiến sĩ Evans, con mực được ghi hình thuộc giai đoạn "thiếu niên", không còn là sơ sinh nhưng chưa phát triển hoàn toàn. Đây là cơ hội quý giá để lấp đầy các mắt xích trong quá trình phát triển của loài động vật này. Cả Evans và Bolstad đều ghi nhận các đặc điểm nổi bật như: móc nhọn ở giữa tám xúc tu - đặc trưng phân biệt mực khổng lồ và khả năng đổi màu từ trong suốt sang đỏ sẫm nhờ tế bào sắc tố.

Lần đầu tiên ghi hình được mực khổng lồ dưới đáy biển sâu  - Ảnh 2.

(Ảnh: Viện Đại dương Schmidt)

Cũng trong hành trình trước đó, nhóm nghiên cứu đã ghi hình được mực thủy tinh băng giá (glacial glass squid) - một loài khác hiếm thấy và chưa từng được quay phim trong môi trường sống. Việc phát hiện liên tiếp hai loài mực sâu hiếm gặp trong các chuyến lặn biển, được giới khoa học xem là một bước tiến đột phá.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục thử nghiệm các loại camera mới, với hy vọng ghi hình được cá thể mực khổng lồ trưởng thành - loại động vật được cho là có khả năng tránh né mọi mối đe dọa nhờ thị lực cực nhạy. Theo Viện Đại dương Schmidt, tàu Falkor sẽ hoạt động ở Nam Đại Tây Dương thêm 4 năm tới, với các chuyến lặn biển sẽ được truyền hình trực tiếp trên YouTube để công chúng cùng theo dõi hành trình khám phá đại dương.

Các đại dương sắp trở nên quá axit hóa để duy trì sự sống của sinh vật biển Các đại dương sắp trở nên quá axit hóa để duy trì sự sống của sinh vật biển Vắt nọc độc của sinh vật biển để điều chế dược phẩm Vắt nọc độc của sinh vật biển để điều chế dược phẩm Nguy cơ nhiều loài sinh vật biển bị tuyệt chủng Nguy cơ nhiều loài sinh vật biển bị tuyệt chủng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước