Kỳ tích sống được 100 ngày với trái tim nhân tạo

Khánh An-Thứ năm, ngày 13/03/2025 13:38 GMT+7

Một trái tim lợn biến đổi gen được cấy ghép cho một bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở Baltimore, Mỹ. (Ảnh minh họa: Shutterstock)

bangdatally.xyz - Một bệnh nhân được cấy ghép thiết bị tim nhân tạo do Australia thiết kế đã sống được 100 ngày để chờ tim hiến tặng.

Một người đàn ông Australia bị suy tim đã trở thành người đầu tiên trên thế giới xuất viện với một trái tim nhân tạo hoàn toàn.

Bệnh nhân nói trên là một người đàn ông khoảng 40 tuổi ở New South Wales, bị suy tim nghiêm trọng và đã tự nguyện trở thành người đầu tiên ở Australia và người thứ sáu trên thế giới được cấy ghép trái tim nhân tạo hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu và bác sĩ Australia đứng sau ca phẫu thuật này thông báo ngày 11/3 rằng ca cấy ghép đã đạt được thành công lâm sàng trọn vẹn sau khi bệnh nhân sống hơn 100 ngày với thiết bị này trước khi được ghép tim hiến tặng vào đầu tháng 3.

BiVACOR là tên của trái tim nhân tạo hoàn toàn do tiến sĩ Daniel Timms phát minh. Đây là thiết bị bơm máu quay cấy ghép đầu tiên trên thế giới có thể thay thế hoàn toàn tim người, sử dụng công nghệ nâng từ để tái tạo dòng máu tự nhiên của một trái tim khỏe mạnh.

Thiết bị này vẫn đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu lâm sàng, được thiết kế dành cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối ở cả hai tâm thất. Suy tim thường xảy ra do các bệnh lý khác làm tổn thương hoặc suy yếu tim đến mức không thể bơm máu hiệu quả trong cơ thể.

Bệnh nhân Australia được cấy ghép thiết bị này vào ngày 22/11/2024 tại bệnh viện St Vincent’s ở Sydney trong một ca phẫu thuật kéo dài sáu giờ do bác sĩ phẫu thuật tim - lồng ngực và ghép tạng Paul Jansz dẫn đầu.

Bệnh nhân đã xuất viện với thiết bị vào tháng 2. Đến tháng 3, có tim hiến tặng phù hợp để ghép.

Kỳ tích sống được 100 ngày với trái tim nhân tạo - Ảnh 1.

Tim nhân tạo BiVACOR là máy bơm máu quay cấy ghép đầu tiên trên thế giới có thể thay thế hoàn toàn tim người. (Ảnh: Claire Usmar/BiVACOR)

Trước đó, năm ca cấy ghép đầu tiên từng được thực hiện vào năm 2024 tại Mỹ và tất cả bệnh nhân đều được ghép tim hiến tặng trước khi xuất viện. Khoảng thời gian dài nhất giữa cấy ghép và ghép tim là 27 ngày.

Theo Giáo sư Chris Hayward, bác sĩ tim mạch tại bệnh viện St Vincent’s và là người giám sát quá trình hồi phục của bệnh nhân trong vài tuần tại khoa hồi sức tích cực, trái tim nhân tạo BiVACOR sẽ thay đổi hoàn toàn phương pháp điều trị suy tim trên toàn cầu. Ông nói: “BiVACOR mở ra một chương mới trong lĩnh vực ghép tim, không chỉ ở Australia mà còn trên thế giới. Trong vòng một thập kỷ tới, trái tim nhân tạo sẽ trở thành giải pháp thay thế cho những bệnh nhân không thể chờ đợi tim hiến tặng hoặc khi không có tim hiến tặng”.

Tuy nhiên, ông Colquhoun lưu ý rằng thời gian hoạt động của trái tim nhân tạo là hơn 100 ngày vẫn còn ngắn hơn đáng kể so với tuổi thọ của một trái tim hiến tặng, vốn có thể kéo dài hơn 10 năm (tương đương 3.000 ngày). Do đó, ông cho rằng vẫn còn một chặng đường dài trước khi trái tim nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn ghép tim.

Người phụ nữ phá kỷ lục sống lâu sau ghép nội tạng lợn chỉnh sửa gene Người phụ nữ phá kỷ lục sống lâu sau ghép nội tạng lợn chỉnh sửa gene

bangdatally.xyz - Chỉ có 4 người Mỹ được cấy ghép nội tạng lợn được chỉnh sửa gen mang tính thử nghiệm cao, gồm hai trái tim và hai quả thận, nhưng không ai sống được quá hai tháng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước