Hợp tác đa phương nhằm trấn áp các trung tâm lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 19/02/2025 13:05 GMT+7

bangdatally.xyz - Myanmar phối hợp với Thái Lan trấn áp, giải cứu người nước ngoài là nạn nhân của các đường dây buôn người và bị ép làm việc cho nhiều băng nhóm lừa đảo qua tổng đài.

Trấn áp các trung tâm lừa đảo trực tuyến

Ngày 17/2, hàng trăm nạn nân từ các trung tâm lừa đảo trực tuyến ở thành phố Myawaddy của Myanmar đã được giải cứu và chờ để được hồi hương. Hội đồng Quản lý Nhà nước cầm quyền Myanmar cho biết đã giải cứu hơn 1.000 công dân nước ngoài trong 3 tuần qua.

Một nạn nhân chia sẻ: "Chúng tôi không có điện thoại di động, chúng tôi cần nói chuyện với gia đình rằng chúng tôi sắp về nhà và chúng tôi vẫn chưa liên lạc được với họ. Nhưng được về nhà thực sự là điều tốt".

Lực lượng Biên phòng Karen - liên minh với chính quyền quân sự Myanmar - đã công bố kế hoạch vận chuyển nạn nhân buôn người nước ngoài từ Myawaddy đến huyện Mae Sot của Thái Lan qua Cầu hữu nghị Thái Lan - Myanmar.

Thái Lan sẽ tiếp nhận 500 người hồi hương mỗi ngày. Những người được đưa đến Thái Lan sẽ được tiến hành kiểm tra sức khỏe để đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm trước khi nhập cảnh. Họ cũng sẽ phải trải qua quá trình quét sinh trắc học và kiểm tra giấy tờ đi lại để xác nhận quốc tịch.

Ông Saw Chit Thu - chỉ huy Lực lượng Biên phòng Karen của Myanmar - nói: "Chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận nhận nạn buôn người và tra tấn. Hiện tôi đang gửi những nạn nhân được giải cứu cho quân đội và cảnh sát Thái Lan".

Hợp tác đa phương nhằm trấn áp các trung tâm lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới - Ảnh 1.

Những nghi phạm người Trung Quốc bị bắt tại một trung tâm cờ bạc trực tuyến ở Payathonzu, Myanmar, ngày 16/2 (Ảnh: Bangkok Post)

Để đối phó với các nhóm lừa đảo, vào đầu tháng 2 này, Thái Lan đã cắt điện và mạng Internet tại 5 khu vực biên giới của Myanmar - những địa điểm được biết đến là nơi tập trung nhiều trung tâm lừa đảo qua mạng và buôn người.

Chính phủ Thái Lan cũng đã ra lệnh chấm dứt cung cấp nhiên liệu và các dịch vụ hậu cần khác như thẻ SIM, anten vệ tinh và cáp được các tổ chức lừa đảo sử dụng.

Ông Anutin Charnvirakul - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan - phát biểu: "Chúng tôi đã cắt điện tại một số khu vực ở biên giới với Myanmar. Thái Lan đang nỗ lực chứng minh chúng tôi không ủng hộ những hoạt động bất hợp pháp như vậy".

Ngoài ra, Thái Lan cũng đang cân nhắc chi hơn 11 triệu USD từ ngân sách để xây hàng rào dài 55 km dọc theo khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia nhằm tăng cường ngăn chặn các băng nhóm tội phạm lừa đảo có xu hướng chuyển từ các khu vực biên giới Myanmar sang Campuchia.

Các tổng đài lừa đảo tập trung ở hai khu vực là Shwe Kokko và KK Park ở thành phố Myawaddy của Myanmar, đối diện với huyện Mae Sot của Thái Lan.

Phía Myanmar cho biết những người nước ngoài là nạn nhân của các đường dây buôn người và bị ép làm việc cho các băng nhóm lừa đảo qua tổng đài tại Myanmar có thể lên tới 7.000 người.

Khó khăn trấn áp trung tâm lừa đảo trực tuyến

Tại khu vực các khu phức hợp lừa đảo đã hoạt động từ lâu ở khu vực biên giới Thái Lan - Myanmar, nhiều địa điểm không thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Myanmar.

Đây cũng là khu vực Tam giác Vàng - địa phương nơi giáp ranh với biên giới 3 nước Lào, Thái Lan và Myanmar có nhiều rừng và sông Mekong, nên tội phạm có thể dễ dàng lẩn trốn.

Hầu hết người đứng đầu các băng nhóm lừa đảo này đều là người nước ngoài. Những đối tượng này không trực tiếp điều hành mà giao cho những nạn nhân bị lừa đến đây điều hành. Do đó, khi Thái Lan hay Myanmar tiến hành trấn áp, những đối tượng cầm đầu đều đã bỏ trốn về nước hoặc sang nước khác.

Hợp tác đa phương nhằm trấn áp các trung tâm lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới - Ảnh 2.

Thái Lan đã cắt điện, iIternet và khí đốt ở một số khu vực tại Myanmar để chống lại các trung tâm lừa đảo (Ảnh: EPA)

Hợp tác trấn áp trung tâm lừa đảo trực tuyến

Ở cấp độ giữa các quốc gia và khu vực, cần có giải pháp tổng thể để ngăn chặn và trấn áp các trung tâm lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới

Có thể nói, chiến dịch hiện nay của Thái Lan, Myanmar hay Lào đều đã khiến nhiều băng nhóm lừa đảo tạm dừng hoạt động hoặc rời bỏ địa bàn. Vấn đề được đặt ra cần phải thực hiện thường xuyên các hoạt động trấn áp, không chỉ thực hiện một vài đợt cao điểm rồi dừng lại. Nguyên nhân là bởi các tổ chức tội phạm sẽ chỉ tạm dừng hoạt động, sau đó lại quay trở lại với những hình thức tinh vi hơn (như có thể tích tũy sẵn nhiên liệu, tìm phương thức kết nối Internet mới không phải của những nhà cung cấp viễn thông của các nước trong khu vực để tránh bị ảnh hưởng như cách Thái Lan đang làm).

Ở cấp độ khu vực, các nước cần hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi chia sẻ thông tin và cùng triển khai đồng bộ những biện pháp trấn áp để tránh trường hợp khi nước này tiến hành trấn áp, các băng nhóm lại chạy sang nước lân cận để hoạt động hoặc lẩn trốn.

Trong đợt trấn áp của Thái lan, đã có công dân của nhiều nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc hay châu Âu được giải cứu. Do đó, có thể thấy việc hợp tác phòng chống tội phạm lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới hiện không chỉ cần sự chung tay của các nước trong khu vực mà là câu chuyện của tất cả các nước. 

Hiện Trung Quốc đã hợp tác với Thái Lan và Myanmar, đồng thời đề xuất thành lập một trung tâm điều phối Thái Lan - Trung Quốc để thúc đẩy nỗ lực triệt phá các hoạt động tội phạm này.

Như vậy, cần có hợp tác đa phương để chống lại các trung tâm lừa đảo trực tuyến xuyên biên giới. Trong tuyên bố mới nhất vào ngày 17/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn cho biết Bắc Kinh đang tích cực thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương với Thái Lan, Myanmar và các quốc gia khác, qua đó ngăn chặn hiệu quả những hành vi trái pháp luật, đặc biệt là tội phạm xuyên biên giới, cờ bạc trực tuyến và lừa đảo qua mạng viễn thông.

Trung Quốc nỗ lực hồi hương người dân từ các khu vực lừa đảo Trung Quốc nỗ lực hồi hương người dân từ các khu vực lừa đảo Giải cứu hơn 250 người khỏi các trung tâm lừa đảo ở Myanmar Giải cứu hơn 250 người khỏi các trung tâm lừa đảo ở Myanmar Giải cứu thành công nhiều nạn nhân bị bắt cóc và lừa đảo tại biên giới Thái Lan - Myanmar Giải cứu thành công nhiều nạn nhân bị bắt cóc và lừa đảo tại biên giới Thái Lan - Myanmar

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước