Hàng ngàn người thiệt mạng trong cuộc đàn áp biểu tình ở Bangladesh

Mạnh Dương (Theo CNN)-Thứ sáu, ngày 14/02/2025 19:00 GMT+7

Quân đội Bangladesh đứng gác gần tòa nhà quốc hội tại Dhaka vào ngày 22/7/2024.(Ảnh: AFP)

bangdatally.xyz - Liên hợp quốc ước tính có tới 1.400 người thiệt mạng trong cuộc đàn áp biểu tình tại Bangladesh, gây lo ngại về vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc ước tính có tới 1.400 người thiệt mạng trong ba tuần quân đội đàn áp các cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo tại Bangladesh vào mùa hè năm 2024.

Báo cáo của cơ quan này cho biết lực lượng an ninh và tình báo Bangladesh đã "hệ thống hóa" các hành vi vi phạm nhân quyền, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người và cần được điều tra thêm. Báo cáo ước tính từ ngày 15/7 đến ngày 5/8/2024, lực lượng quân đội Bangladesh đã sử dụng vũ lực khiến hàng nghìn người bị thương, trong đó phần lớn các trường hợp thiệt mạng và bị thương là do trúng đạn.

Báo cáo cũng cho biết hơn 11.700 người đã bị bắt giữ. Đáng chú ý, khoảng 12-13% số người thiệt mạng, tương đương khoảng 180 người, là trẻ em. 

Hàng ngàn người thiệt mạng trong cuộc đàn áp biểu tình ở Bangladesh - Ảnh 1.

(Ảnh: AP)

Phái đoàn điều tra của Liên hợp quốc được triển khai đến Bangladesh theo lời mời của nhà lãnh đạo lâm thời, ông Muhammad Yunus, để xem xét cuộc nổi dậy và các vụ đàn áp. Báo cáo cũng cho biết chính phủ lâm thời đã thực hiện 100 vụ bắt giữ liên quan đến các vụ tấn công vào nhóm tôn giáo và cộng đồng thiểu số, nhưng nhiều nghi phạm thực hiện các hành vi trả thù và bạo lực vẫn chưa bị xử lý.

Hàng ngàn người thiệt mạng trong cuộc đàn áp biểu tình ở Bangladesh - Ảnh 2.

Những bức ảnh gia đình của Thủ tướng bị lật đổ Sheikh Hasina được tìm thấy tại dinh thự của bà, tại Dhaka, Bangladesh, ngày 6/2/2025. (Ảnh: AP)

Báo cáo đưa ra nhiều khuyến nghị cho chính phủ Bangladesh, bao gồm cải cách hệ thống tư pháp, thiết lập chương trình bảo vệ nhân chứng và cấm lực lượng an ninh sử dụng vũ khí sát thương để giải tán đám đông, trừ khi đối mặt với "mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng".

Sau khi báo cáo của Liên hợp quốc được công bố, ông Muhammad Yunus khẳng định chính phủ lâm thời cam kết tuân thủ pháp quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách hệ thống thực thi pháp luật và tư pháp tại Bangladesh. Ông kêu gọi các quan chức "đứng về phía công lý, pháp luật và nhân dân Bangladesh".

Các cuộc biểu tình bùng phát vào tháng 8 năm ngoái xuất phát từ những bất mãn của sinh viên đối với hệ thống hạn ngạch việc làm trong chính phủ. Trước đó, phán quyết của Tòa án tối cao Bangladesh khôi phục hệ thống này, kết hợp với những bất bình kéo dài về bất công kinh tế và thiếu quyền lợi dân sự - đã trở thành "ngòi nổ" cho làn sóng phản đối diễn ra trên khắp đất nước.

Hàng trăm nghìn người biểu tình chống chủ nghĩa cực hữu ở châu Âu Hàng trăm nghìn người biểu tình chống chủ nghĩa cực hữu ở châu Âu Bất chấp giá rét cực độ, hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình ở Hàn Quốc Bất chấp giá rét cực độ, hàng chục nghìn người xuống đường biểu tình ở Hàn Quốc Biểu tình 50501 phản đối Tổng thống Trump rầm rộ, nhiều sắc lệnh bị ngăn chặn Biểu tình 50501 phản đối Tổng thống Trump rầm rộ, nhiều sắc lệnh bị ngăn chặn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước