Tổng thống Mexico Lopez Obrador kêu gọi Mỹ không xây dựng bức tường biên giới để ngăn chặn dòng người nhập cư (Ảnh: Getty Images)
Danh sách EU đưa ra cho phép chính phủ các nước thành viên xử lý đơn xin tị nạn được nộp từ công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ đó nhanh hơn.
Mặc dù lượng người nhập cư bất hợp pháp vào EU đã giảm 38% vào năm 2024 - xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 - nhưng nhập cư vẫn là vấn đề rất nhạy cảm giữa 27 quốc gia thành viên của khối.
Danh sách "các quốc gia an toàn" bao gồm Bangladesh, Colombia, Ấn Độ, Kosovo, Morocco, Ai Cập và Tunisia. Danh sách này có thể được mở rộng hoặc xem xét lại theo thời gian. Một số quốc gia thành viên EU đã chỉ định các quốc gia mà họ coi là "an toàn" về vấn đề tị nạn - ví dụ, danh sách của Pháp bao gồm Mông Cổ, Serbia và Cape Verde.
Ông Hussein Baoumi - chuyên gia chính sách đối ngoại của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Brussels - cho biết khái niệm về các quốc gia an toàn trong thủ tục tị nạn "có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa những người tị nạn dựa trên quốc tịch của họ và làm giảm đi việc đánh giá mang tính cá nhân".
"EU phải đảm bảo làm rõ các nhóm có nguy cơ cụ thể ở mỗi quốc gia, ví dụ như những người đối lập chính trị, các cá nhân LGBTI, nhà báo và người bảo vệ nhân quyền, đồng thời tăng cường trao đổi với các quốc gia được liệt kê để giải quyết các vấn đề về nhân quyền" - ông nói thêm.
Đề xuất này là sửa đổi Quy định về thủ tục tị nạn, một phần của Hiệp ước di cư EU được thông qua vào năm 2023 và dự kiến có hiệu lực vào năm 2026. Nó vẫn cần được Nghị viện châu Âu và các chính phủ EU chấp thuận.
Ông Magnus Brunner, Ủy viên EU về di cư, cho biết: "Nhiều quốc gia thành viên đang phải đối mặt với tình trạng tồn đọng đáng kể các đơn xin tị nạn, do đó bất kỳ điều gì chúng ta có thể làm ngay bây giờ để hỗ trợ đưa ra quyết định tị nạn nhanh hơn đều rất cần thiết".
Những người di cư bất chấp nguy hiểm vượt qua hàng rào thép gai để vượt biên trái phép vào Mỹ (Ảnh: AFP/Getty Images)
EU đang chịu áp lực phải siết chặt tình trạng nhập cư bất hợp pháp và thúc đẩy hồi hương, sau khi dư luận trong khối về vấn đề người di cư trở nên tiêu cực và thúc đẩy phe cực hữu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia.
Hồi tháng 10/2024, dưới sự lãnh đạo của những người theo đường lối cứng rắn ở Thụy Điển, Italy, Đan Mạch và Hà Lan, các nhà lãnh đạo EU đã kêu gọi ban hành luật mới vào tháng 10 để đẩy nhanh việc hồi hương và để ủy ban đánh giá các biện pháp "sáng tạo" để ngăn tình trạng di cư bất hợp pháp. Đáp lại, tháng 3/2025, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch cải cách hệ thống hồi hương, mở đường cho các quốc gia thành viên thành lập các trung tâm hồi hương người di cư bên ngoài EU.
Theo dữ liệu mới nhất, khoảng 20% những người nhận được lệnh rời khỏi khu vực EU đã được hồi hương về quốc gia ban đầu của họ.
EU từng đưa ra một danh sách tương tự vào năm 2015 nhưng không được thông qua do những cuộc tranh luận gay gắt về việc có nên đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách hay không.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!