Cuộc đua giành nguồn cung đất hiếm chuyển tâm điểm sang Trung Á?

Linh Quy (Theo AFP)-Chủ nhật, ngày 13/04/2025 17:20 GMT+7

Quốc gia Trung Á Kazakhstan sở hữu nhiều mỏ đất hiếm lớn. (Ảnh: Shutterstock)

bangdatally.xyz - Quốc gia Trung Á Kazakhstan vừa phát hiện ra trữ lượng đất hiếm được cho là lớn thứ ba thế giới.

Mới đây, một mỏ nguyên tố đất hiếm đáng kể đã được tìm thấy ở Karagandy, Kazakhstan, với trữ lượng tiềm năng là 20 triệu tấn. Vào đêm trước Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Á lần thứ 20 diễn ra vào ngày 27/3 tại Uzbekistan, Kazakhstan đã công bố phát hiện ra một mỏ nguyên tố đất hiếm lớn.

Lấy tên gọi là "New Kazakhstan", các chuyên gia ước tính mỏ đất hiếm này có gần 1 triệu tấn xeri, lanthanum, neodymium và yttrium…, là các nguyên tố được sử dụng làm thành phần trong các thiết bị như điện thoại thông minh, máy ảnh kỹ thuật số và ổ cứng máy tính.

"Bốn khu vực triển vọng đã được xác định trong địa điểm này với tổng trữ lượng đất hiếm ước tính đạt 935.400 tấn", người phát ngôn của Bộ Công nghiệp và Xây dựng Kazakhstan cho biết.

Các ước tính sơ bộ cho thấy tổng trữ lượng tại "New Kazakhstan" có thể lên tới 20 triệu tấn ở độ sâu 300 mét, với hàm lượng đất hiếm trung bình là 700 gam trên một tấn.

Nếu được xác nhận, phát hiện mới này sẽ đưa Kazakhstan vào top ba quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới.

Cuộc đua giành nguồn cung đất hiếm chuyển tâm điểm sang Trung Á? - Ảnh 1.

Bản đồ vị trí các mỏ đất hiếm lớn tại Kazakhstan. (Ảnh: Astana Times)

Tuy nhiên, các chuyên gia đã kêu gọi tiếp tục tiến hành thăm dò mỏ đất hiếm này. Ông Georgiy Freiman, chủ tịch ủy ban điều hành của Hiệp hội các chuyên gia khai khoáng độc lập chuyên nghiệp (PONEN), cho biết mọi thứ vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Theo Chủ tịch Cơ quan Địa chất Quốc gia - ông Yerlan Galiyev, Kazakhstan hiện có 15 mỏ đất hiếm lớn, là thành phần quan trọng về mặt chiến lược của công nghệ điện tử và năng lượng sạch. Lãnh đạo Kazakhstan mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác quốc tế để khám phá những cơ hội to lớn mà các mỏ đất hiếm này mang lại.

Thông báo chiến lược

Việc thăm dò địa điểm này bắt đầu vào năm 2022, với các phát hiện được báo cáo cho chính phủ Kazakhstan vào tháng 10/2024.

Các nhà phân tích cho biết thời điểm công bố công khai mỏ đất hiếm ngay trước Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Á - là thời điểm mang tính chiến lược.

Trong hội nghị thượng đỉnh, EU đã công bố ý định tăng cường hợp tác với Kazakhstan, thông qua Lộ trình mới cho giai đoạn 2025 - 2026, trong đó tập trung vào "tăng cường hợp tác về thăm dò, nghiên cứu và đổi mới địa chất".

"Thông báo được đưa ra đúng thời điểm vì nó làm tăng tầm quan trọng của Kazakhstan trong toàn bộ cuộc thảo luận về các nguyên liệu thô quan trọng", bà Aleška Simkić - Đại sứ EU tại Kazakhstan cho biết.

"Tôi nghĩ rằng nó đã thành công trong việc đưa Kazakhstan lên bản đồ đất hiếm của EU", bà nói thêm, trước khi nói rằng "vẫn còn một số thách thức" đối với hoạt động khai thác khoáng sản đất hiếm ở quốc gia Trung Á này.

Cuộc đua giành nguồn cung đất hiếm chuyển tâm điểm sang Trung Á? - Ảnh 2.

Khoáng sản đất hiếm là thành phần không thể thiếu trong sản xuất ô tô điện, điện thoại thông minh, máy tính, năng lượng tái tạo (như turbine gió)... (Ảnh: Getty Images)

Bước đi tiếp theo

Theo công ty thăm dò đã thực hiện khám phá ban đầu, việc phát triển mỏ đất hiếm này có thể mất tới 6 năm và cần khoảng 10 triệu USD để đầu tư.

Kazakhstan hiện vẫn còn thiếu các công nghệ cần thiết để chế biến sâu các nguyên tố đất hiếm và sẽ cần sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài.

Theo giới phân tích, Trung Quốc có khả năng tham gia vào quá trình này vì họ là nước tiêu thụ kim loại đất hiếm lớn nhất và là nước sản xuất hàng hóa bằng kim loại đất hiếm lớn nhất, bao gồm pin và tấm pin mặt trời.

"Thị trường thứ hai có thể sẽ là Liên minh châu Âu EU, bởi những chương trình nghị sự xanh, công nghệ xanh, mọi thứ liên quan đến phát triển bền vững các nguồn năng lượng bền vững đều là ưu tiên ở đó", mộ chuyên gia trong lĩnh vực đất hiếm cho biết. "Tuy nhiên, do khoảng cách địa lý giữa EU và Kazakhstan xa nhau, đó là lý do tại sao họ cần phát triển Hành lang giữa", vị chuyên gia này nói thêm.

Thay đổi cục diện cuộc đua giành nguồn cung đất hiếm

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc dường như đã tìm ra một vũ khí mới đầy tiềm năng để đáp trả lại các đòn áp thuế từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo đó, thay vì những biện pháp trả đũa thuế quan thông thường, Bắc Kinh đã quyết định khai thác sức mạnh từ nguồn tài nguyên thiên nhiên then chốt mà họ đang nắm giữ, đó là khoáng sản đất hiếm.

Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc xuất khẩu 7 loại kim loại đất hiếm - động thái được xem là trực tiếp đáp trả lại các lệnh áp thuế trả đũa của Mỹ lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái này được thể hiện rõ ràng qua việc Trung Quốc mở rộng việc sử dụng các khoáng sản quan trọng như một công cụ thương mại.

Cuộc đua giành nguồn cung đất hiếm chuyển tâm điểm sang Trung Á? - Ảnh 3.

Trung Quốc hiện sở hữu gần 70% tổng sản lượng kim loại đất hiếm của toàn thế giới. (Ảnh: Getty Images)

Hiện tại, Trung Quốc sở hữu gần 70% tổng sản lượng kim loại đất hiếm của toàn thế giới - loại tài nguyên quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao. Dù các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất không phải là lệnh cấm hoàn toàn, nhưng điều này có nghĩa là bất kỳ lô hàng nào xuất khẩu cũng sẽ phải trải qua quá trình giám sát chặt chẽ hơn. Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các ngành công nghiệp phụ thuộc vào đất hiếm.

Khoáng sản đất hiếm là thành phần không thể thiếu trong sản xuất ô tô điện, điện thoại thông minh, máy tính, năng lượng tái tạo (như turbine gió), và thậm chí cả các hệ thống vũ khí hiện đại. Sự phụ thuộc của Mỹ và nhiều quốc gia khác vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc từ lâu đã được coi là một lợi thế địa chính trị tiềm năng mà Bắc Kinh có thể sử dụng khi cần thiết.

Với việc Liên minh châu Âu cân nhắc chuyển tâm điểm tìm nguồn cung đất hiếm từ quốc gia Trung Á Kazakhstan, cuộc đua giành nguồn cung đất hiếm có thể bị định hình lại trong bối cảnh leo thang thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cuộc chạy đua về đất hiếm giữa các cường quốc ngày càng tăng nhiệt Cuộc chạy đua về đất hiếm giữa các cường quốc ngày càng tăng nhiệt

bangdatally.xyz - Trong những năm gần đây, nhiều nền kinh tế lớn đang nỗ lực tìm hướng đi nhằm tự chủ hơn với loại khoáng sản quan trọng - đất hiếm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước