Cuộc chạy đua về nguồn cung đất hiếm toàn cầu sẽ tiếp tục nóng

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 07/02/2025 18:55 GMT+7

bangdatally.xyz - Trong những năm gần đây, nhiều nền kinh tế lớn đang nỗ lực tìm hướng đi nhằm tự chủ hơn với loại khoáng sản quan trọng - đất hiếm.

Sự bùng nổ của các lĩnh vực công nghệ nổi bật như trung tâm dữ liệu AI hay xe điện cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu với các vật liệu công nghệ quan trọng, một trong số đó là đất hiếm. Trong những năm gần đây, nhiều nền kinh tế lớn đang nỗ lực tìm hướng đi nhằm tự chủ hơn với loại khoáng sản quan trọng này.

Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Ukraine, trong đó ông đề xuất nước này cung cấp đất hiếm cho Mỹ để đổi lấy việc tiếp tục giữ nguồn viện trợ, đang tạo ra nhiều tranh cãi.

Dù tính thực tế của tuyên bố này còn là dấu hỏi, thì một điều không phủ nhận, đó là ông Trump cũng như nước Mỹ đang rất quan tâm tới vấn đề đảm bảo nguồn cung đất hiếm. Hiểu đơn giản, đất hiếm là một nhóm các nguyên tố hóa học, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau và đang ngày càng có vai trò thiết yếu hơn.

Giáo sư Julie Michelle Klinger - Chuyên ngành địa lý học, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Vienna, Áo cho biết: “Đất hiếm được sử dụng trong hầu như mọi ứng dụng công nghệ mà chúng ta thường dùng: điện thoại di động, thiết bị y tế, pin xe điện hay hóa dầu, bởi chúng có nhiều công dụng quan trọng như khuếch đại tín hiệu, tăng độ đàn hồi hay từ tính. Chẳng hạn nguyên tố Cerium có thể khuếch đại ánh sáng đỏ, nên nó có mặt trong các thiết bị laser và đường truyền mạng viễn thông 5G”.

Cuộc chạy đua về nguồn cung đất hiếm toàn cầu sẽ tiếp tục nóng - Ảnh 1.

Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố hóa học, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau và đang ngày càng có vai trò thiết yếu hơn.

Trái với tên gọi, các nguyên tố đất hiếm không hiếm gặp trên quy mô toàn cầu, tuy nhiên phân bổ và đặc biệt là năng lực khai thác tinh chế không giống nhau giữa các nước. Trung Quốc là nước có trữ lượng lớn nhất và cũng là nhà sản xuất đất hiếm số một hành tinh, chiếm tới hơn 2/3 sản lượng toàn cầu tính tới năm 2023.

Trong bối cảnh đối đầu thương mại và công nghệ gia tăng, năm ngoái, nước này đã đưa ra biện pháp mới siết chặt kiểm soát, hạn chế xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm cũng như công nghệ tinh chế, ứng dụng vật liệu này, tạo ra mối lo ngại lớn về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là với các nước phương Tây.

Giáo sư Julie Michelle Klinger - Chuyên ngành địa lý học, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Vienna, Áo chia sẻ: “Hoạt động khai thác và tinh chế đất hiếm có rất nhiều thách thức, bởi chi phí năng lượng cao và ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời phương Tây đã tụt lại tới 20-30 năm so với Trung Quốc trong lĩnh vực này. Dù vậy, Mỹ, Australia hay Canada đã có nhiều nỗ lực nhằm phục hồi khai thác đất hiếm trong thời gian gần đây”.

Năm ngoái, Nauy đã phát hiện một mỏ đất hiếm với trữ lượng khai thác dự báo lớn nhất châu Âu. Trong khi đó, Mỹ cũng phát hiện trữ lượng đất hiếm lớn tại bang Wyoming và mở cửa lại mỏ đất hiếm tại California cho thấy cuộc chạy đua về nguồn cung đất hiếm toàn cầu sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.

Mỹ muốn Ukraine đổi tài nguyên quý hiếm lấy viện trợ Mỹ muốn Ukraine đổi tài nguyên quý hiếm lấy viện trợ

bangdatally.xyz - Tổng thống Donald Trump đang muốn tìm cách để Ukraine cung cấp đất hiếm cho Mỹ như một điều kiện đổi lấy viện trợ từ Washington.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước