Công nhân dọn dẹp nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối diện với nguy hiểm chết người

Mạnh Dương (Theo AP)-Thứ tư, ngày 12/03/2025 11:36 GMT+7

Hình ảnh Lò phản ứng Đơn vị 1 bị hư hỏng. (Ảnh: AP)

bangdatally.xyz - Công nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đang đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cao và áp lực lớn trong quá trình dọn dẹp nhiên liệu hạt nhân nóng chảy.

Lượng phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã giảm đáng kể sau 14 năm kể từ thời điểm xảy ra thảm họa năm 2011. Tuy nhiên, công nhân vẫn phải đối mặt với mức phóng xạ nguy hiểm và áp lực tâm lý trong quá trình xử lý nhiên liệu hạt nhân bị nóng chảy.

Theo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), hiện có khoảng 880 tấn nhiên liệu hạt nhân nóng chảy cần được thu gom từ ba lò phản ứng bị hư hại. Quá trình này đòi hỏi sự hỗ trợ của robot điều khiển từ xa, tuy nhiên, nhiều thiết bị đã gặp sự cố trong quá trình thử nghiệm.

Công nhân dọn dẹp nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối diện với nguy hiểm chết người - Ảnh 1.

Những công nhân mặc đồ bảo hộ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. (Ảnh: AP)

Tại khu vực lò phản ứng số 2, các công nhân làm việc theo ca ngắn 15-30 phút để giảm thiểu phơi nhiễm phóng xạ. Dù vậy, họ vẫn gặp khó khăn khi phải di chuyển trong bộ đồ bảo hộ nặng nề, sử dụng mặt nạ che kín mặt và găng tay ba lớp làm giảm độ linh hoạt.

Nhằm bảo vệ sức khỏe công nhân, TEPCO đã áp dụng nhiều biện pháp như kiểm soát chặt chẽ mức phóng xạ, sử dụng thiết bị điều khiển từ xa và tập huấn trước khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số sự cố vẫn xảy ra, như việc hai công nhân bị bỏng do tiếp xúc với bùn nhiễm xạ vào năm 2023.

Công nhân dọn dẹp nhà máy điện hạt nhân Fukushima đối diện với nguy hiểm chết người - Ảnh 2.

Một công nhân mặc đồ bảo hộ đang dọn dẹp tại khu vực bên dưới bình chịu áp suất lò phản ứng. (Ảnh: AP)

Hiện tại, Nhật Bản đang dần tháo dỡ các bể chứa nước thải đã qua xử lý để tạo không gian cho việc lưu trữ nhiên liệu hạt nhân nóng chảy. Các chuyên gia cảnh báo rằng quá trình dọn dẹp nhà máy Fukushima có thể kéo dài hơn một thế kỷ. Dù chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu hoàn thành vào năm 2051, tiến độ thu gom nhiên liệu vẫn đang chậm 3 năm so với kế hoạch ban đầu.

Ông Hiroshi Ide, một công nhân có nhà nằm trong khu vực cấm tại Fukushima, cho biết: "Tôi hy vọng công tác tháo dỡ được thực hiện đúng cách để người dân có thể trở về nhà an toàn".

IAEA kiểm tra mẫu đất tại Fukushima IAEA kiểm tra mẫu đất tại Fukushima Nhật Bản bắt đầu tháo dỡ bể chứa nước nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhật Bản bắt đầu tháo dỡ bể chứa nước nhà máy điện hạt nhân Fukushima Nhóm công tác của IAEA lấy mẫu cá ngoài khơi Fukushima Nhóm công tác của IAEA lấy mẫu cá ngoài khơi Fukushima

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước