Chủ tịch Ủy ban châu Âu kêu gọi chịu trách nhiệm lớn hơn cho an ninh EU

Quỳnh Chi (Theo RT)-Thứ tư, ngày 12/02/2025 06:30 GMT+7

(Ảnh: ISPI)

bangdatally.xyz - Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã kêu gọi một giải pháp thay thế cho NATO, lập luận rằng châu Âu phải chịu trách nhiệm lớn hơn cho an ninh của chính mình.

Phát biểu của Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen được đưa ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng yêu cầu các thành viên NATO - khối quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo - tăng chi tiêu quốc phòng, sự không chắc chắn về hỗ trợ trong tương lai cho Ukraine và lo ngại về thay đổi tiềm tàng trong cam kết của Washington đối với an ninh châu Âu.

"NATO vẫn là nền tảng cho quốc phòng của chúng ta. Nhưng rõ ràng là chúng ta cần một nền quốc phòng toàn châu Âu" - bà von der Leyen cho biết trong một cuộc họp báo tại Litva vào ngày 9/2 - "Chiến tranh hiện đại đòi hỏi quy mô, công nghệ và sự phối hợp quá lớn để bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tự mình xử lý", đồng thời yêu cầu thêm kinh phí, cả công và tư.

Bà von der Leyen xác nhận chiến lược cho tương lai của quốc phòng châu Âu sẽ được trình lên các nhà lãnh đạo EU vào giữa tháng 3.

Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc thành lập quân đội EU.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu kêu gọi chịu trách nhiệm lớn hơn cho an ninh EU - Ảnh 1.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen

Năm 2019, ông Macron đã thúc giục các nhà lãnh đạo châu Âu theo đuổi chủ trương tự chủ chiến lược từ Washington - đã ảnh hưởng đến chính sách an ninh trên lục địa thông qua NATO kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Một trong những đề xuất là thành lập một "lực lượng quân đội châu Âu thực sự" để độc lập tăng cường an ninh lục địa.

Mặc dù Tổng Thư ký NATO khi đó là Jens Stoltenberg đã cảnh báo rằng động thái này sẽ làm suy yếu mối liên hệ giữa Bắc Mỹ và châu Âu, Italy đã ủng hộ ý tưởng này. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Italy Antonio Tajani đã lập luận rằng khối này không thể có chính sách đối ngoại đáng tin cậy nếu không có quân đội chung.

Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước châu Âu khác. Năm 2024, nhà ngoại giao hàng đầu của EU khi đó là ông Josep Borrell đã đề xuất rằng mặc dù liên minh quân sự này nên hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực quân sự giữa các thành viên, nhưng điều này không có nghĩa là nên thành lập một lực lượng quân đội chung.

Một số quốc gia EU - bao gồm Đan Mạch và Ba Lan - cũng đã ra tín hiệu rằng họ muốn an ninh của mình được đảm bảo trong khuôn khổ NATO hiện tại.

Tổng thống Macron gần đây đã tuyên bố rằng Pháp sẽ tăng gấp đôi ngân sách quân sự và thúc giục các quốc gia EU khác làm theo, với lý do khả năng Mỹ sẽ giảm bớt sự quan tâm đến an ninh châu Âu sau khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Kể từ tháng 2/2022, Mỹ đã cung cấp hơn 65 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã đặt câu hỏi về sự hỗ trợ này, đồng thời ủng hộ một thỏa thuận hòa bình với Nga.

Vào năm 2022, sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang, EU đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng. Kể từ đó, Đức, Pháp và các quốc gia EU khác đã cam kết tăng kỷ lục ngân sách quốc phòng.

NATO thảo luận chi tiêu quốc phòng NATO thảo luận chi tiêu quốc phòng

bangdatally.xyz - NATO dự kiến thảo luận tăng chi tiêu quốc phòng tại hội nghị thượng đỉnh, nhằm đối phó với các thách thức an ninh mới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước