Báo động tình trạng súng đạn trái phép tại vùng Balkan sau vụ xả súng hàng loạt ở Montenegro

Mạnh Dương (Theo Reuters)-Thứ ba, ngày 04/02/2025 18:43 GMT+7

Trẻ em thắp đuốc trong cuộc biểu tình ngày 5/1/2025, yêu cầu các quan chức an ninh cấp cao từ chức sau vụ xả súng tại Montenegro. (Ảnh: AP)

bangdatally.xyz - Vụ xả súng tại Montenegro vào ngày 1/1/2025 khiến 13 người thiệt mạng, một lần nữa làm dấy lên lo ngại về tình trạng súng đạn trái phép tại khu vực Balkan.

Bà Vesna Pejovic, người có con gái và hai cháu trai thiệt mạng trong vụ xả súng tại Cetinje năm 2022, đã vận động các chính trị gia Montenegro siết chặt kiểm soát súng đạn. Tuy nhiên, vụ tấn công ngày đầu năm 2025 đã khiến bà mất đi hy vọng.

Sau vụ việc, Thủ tướng Montenegro Milojko Spajic tuyên bố thắt chặt các quy định về sở hữu súng đạn, bao gồm việc kiểm tra gắt gao hơn khi cấp phép và cho phép giao nộp súng trái phép trong vòng hai tháng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, những biện pháp này khó có thể kiểm soát được tình trạng bạo lực do súng đạn tại khu vực có hàng triệu loại vũ khí còn sót lại từ các cuộc xung đột trong quá khứ.

Theo Tổ chức Khảo sát Vũ khí Nhỏ (Small Arms Survey), khu vực Balkan còn khoảng 6 triệu khẩu súng chưa được thu hồi sau các cuộc chiến tranh tại Nam Tư cũ. Dù nhiều chiến dịch thu hồi đã được triển khai, hàng trăm nghìn khẩu súng trái phép vẫn lưu hành tại Montenegro, Serbia, Bosnia và Kosovo.

Báo động tình trạng súng đạn trái phép tại vùng Balkan sau vụ xả súng hàng loạt ở Montenegro - Ảnh 1.

Cảnh sát đang điều tra hiện trường một vụ tấn công bằng súng. (Ảnh: AFP)

Các chuyên gia nhận định, việc kiểm soát vũ khí ở Balkan không chỉ quan trọng với an ninh khu vực mà còn ảnh hưởng đến châu Âu. Nhiều loại súng có nguồn gốc từ Balkan từng được sử dụng trong các vụ tấn công khủng bố tại châu Âu giai đoạn 2015-2016.

Tháng 11/2024, các nước Balkan đã ký thỏa thuận hài hòa luật kiểm soát súng với Liên minh châu Âu và tăng cường chống buôn lậu vũ khí. Dự án Hermes của Liên hợp quốc giúp Bosnia tăng cường kiểm tra hải quan và đã chặn được nhiều vụ vận chuyển súng trái phép tới các quốc gia xa xôi như Nhật Bản và Mỹ.

Báo động tình trạng súng đạn trái phép tại vùng Balkan sau vụ xả súng hàng loạt ở Montenegro - Ảnh 2.

Hàng nghìn người đã tham gia cuộc biểu tình yêu cầu các quan chức an ninh cấp cao từ chức sau vụ xả súng tại Montenegro, ngày 5/1/2025. (Ảnh: AP)

Montenegro, với dân số 616.000 người, có truyền thống sở hữu súng lâu đời. Quốc gia này đứng thứ ba thế giới về tỷ lệ súng trên đầu người, với 39,1 khẩu súng/100 người. Từ thời xa xưa, nam giới Montenegro đã được yêu cầu sở hữu súng để bảo vệ đất nước, và điều này dần trở thành một phần của văn hóa.

Dù các quy định kiểm soát súng ngày càng được thắt chặt, nhiều người dân vẫn phản đối việc hạn chế quyền sở hữu súng. Một số vùng ở Kosovo vẫn còn duy trì tục lệ bắn súng chào mừng tại các đám cưới, dù chính quyền đã nỗ lực tuyên truyền và siết chặt quản lý.

Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết triệt để tình trạng bạo lực do súng đạn tại Balkan, không chỉ cần các đạo luật nghiêm ngặt mà còn cần nguồn lực để thực thi và thay đổi nhận thức của người dân.

Xả súng ở quán bar Mexico, ít nhất 6 người thiệt mạng Xả súng ở quán bar Mexico, ít nhất 6 người thiệt mạng Xả súng hàng loạt ở Montenegro, 10 người tử vong Xả súng hàng loạt ở Montenegro, 10 người tử vong Xả súng tại cuộc họp báo ở Haiti, 3 người thiệt mạng, nhiều người bị thương Xả súng tại cuộc họp báo ở Haiti, 3 người thiệt mạng, nhiều người bị thương

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước