
Ở nước ta, có 12 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao (30 - 35%) - tức là cứ 4 trẻ em dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Nguyên nhân chính là do thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em còn rất phổ biến, ví dụ như can xi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin K2… Ngoài ra, còn nhiều vitamin và chất khoáng khác nữa.
Kết quả điều tra tình trạng thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 - 59 tháng tuổi năm 2014 - 2015 cũng cho thấy: tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%, đặc biệt một số địa phương miền núi tỷ lệ này lên tới 16,1%. Cùng với đó, tỷ lệ trẻ thiếu kẽm là 69,4% (trong đó miền núi 80,8%, nông thôn 71,6%, thành thị 49,7%), thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ là 63,6%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là khẩu phần ăn không cung cấp đủ nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nhu cầu hàng ngày của trẻ tuổi học đường về vi chất dinh dưỡng gồm khoảng 13 loại khoáng chất và 15 loại vitamin khác nhau ví dụ nhu cầu vitamin A 400 - 800mcg, sắt 5 - 15mg, kẽm 3 - 18mg, i-ốt 65-120mcg, vitamin D 15mcg. Nhưng hiện nay khẩu phần ăn gần như không cung cấp đủ 100% nhu cầu này. Một số loại vi chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, cơ thể có nguồn dự trữ nên khi khẩu phần ăn không cung cấp đủ, nguồn dự trữ này sẽ được huy động tạm thời để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa và phát triển. Nếu thiếu trong thời gian dài, nguồn dự trữ này bị cạn kiệt, cơ thể sẽ có biểu hiện bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng gây ra (bệnh thiếu máu, bệnh khô mắt, bệnh còi xương, bệnh Pelagra…). Tuy nhiên, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em đã bị ảnh hưởng ngay từ khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng phải sử dụng nguồn dự trữ và cứ âm thầm diễn tiến trong một thời gian dài, chứ không phải tới lúc biểu hiện bệnh mới bị ảnh hưởng.
Theo thống kê hiện nay, chiều cao trung bình của nam và nữ của Việt nam là 1,64m và 1,55m, thấp hơn các nước phát triển như Trung Quốc (1,70m và 1,59m), Nhật Bản (1,72m và 1,58m), Singapore (1,71m và 1,60m)... và các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia và Thái Lan. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến chiều cao thấp của thanh niên nước ta. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn.
Để khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và cải thiện chiều cao cho người Việt Nam, ngành y tế đã triển khai thực hiện chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm các biện pháp đồng bộ như bổ sung vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng có nguy cơ cao, tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và đa dạng hóa bữa ăn. Ngày 08/07/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình sữa học đường quốc gia" với mục tiêu "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai". Mục tiêu cụ thể là chiều cao trung bình của trẻ tuổi nhập học (6 tuổi) tăng từ 1,5 - 2 cm ở cả trẻ trai và gái so với năm 2010.
Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với lửa tuổi học đường, sữa được sử dụng để bổ sung cho bữa ăn vì dễ hấp thu trong giai đoạn trẻ đang tăng trưởng nhanh, tiền dậy thì và dậy thì. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị trẻ mầm non nên sử dụng 3 - 4 đơn vị sữa một ngày, trẻ 6-7 tuổi sử dụng 5 đơn vị sữa, trẻ 9 - 11 tuổi sử dụng 9 đơn vị sữa một ngày (mỗi đơn vị sữa tương đương 100mg canxi).
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng, hiện nay, khẩu phần canxi của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Tỷ số canxi/phosphat của khẩu ăn thấp làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa canxi trong xương. Để đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ học đường khoảng 650 - 1000mg/ngày, việc cho trẻ uống thêm ít nhất một ly sữa mỗi ngày là hợp lý. Trong sữa có một số các vitamin và khoáng chất nhưng ở hàm lượng thấp. Cùng với chương trình sữa học đường, sữa là một thực phẩm mang tốt cần được tăng cường vi chất dinh dưỡng góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn cho trẻ em tuổi học đường.
Chương trình sữa học đường được triển khai, được xã hội hóa, với sự tham gia của nhà nước, doanh nghiệp và gia đình phụ huynh học sinh nên đã đảm bảo công bằng xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối với mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học, giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng. Qua đó, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, tiến tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Đây là chương trình không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn đem lại nhiều lợi ích cho học sinh và gia đình.
Đề án chương trình sữa học đường ở nước ta đưa ra khuyến cáo bổ sung 3 vi chất là canxi, vitamin D và sắt. Đây là một trong những vi chất quan trọng nhất và tối thiểu phải có vì liên quan trực tiếp đến tăng trưởng chiều cao, phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Căn cứ vào tình trạng vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và nhu cầu cho tăng trưởng ở trẻ, nên bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khác nữa vào sữa.
Các vitamin và khoáng chất được khuyến nghị bổ sung thêm đã trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, có bằng chứng khoa học của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi học đường, và theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Điều đó, cho thấy ý nghĩa nhân văn và những ưu việt của sữa học đường được tăng cường vi chất đối với sự phát triển của trẻ em Việt Nam - nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Lao là bệnh do vi khuẩn lây truyền từ người này sang người khác qua không khí.
bangdatally.xyz - Bộ Y tế đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
bangdatally.xyz - Chỉ 4 tháng đầu năm 2025, toàn quốc ghi nhận hơn 40.000 ca nghi mắc sởi. Là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
bangdatally.xyz - Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh dại trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có những diễn biến phức tạp khi số người bị chó cắn và tử vong do bệnh dại tăng.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân nữ 51 tuổi, vào viện trong tình trạng vết thương lột toàn bộ da đầu từ mi mắt da sau gáy do tóc vướng vào dây curoa máy cuốn giấy.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa tiếp nhận và điều trị thành công 02 trường hợp mắc Lupus ban đỏ hệ thống - là một bệnh tự miễn mạn tính.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa cấp cứu thành công bé trai 6 tuổi bị mắc cùng một lúc nhiều dị vật đường thở.
bangdatally.xyz - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 57 tuổi (Hải Dương) đến khám vì đau bụng.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 28/3 đến 4/4.
bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, Bắc Ninh) nguy kịch do nhiễm não mô cầu.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 50 tuổi, đi khám vì xuất hiện tình trạng mắt phải giảm thị lực đột ngột, không đau nhức, không có tiền sử chấn thương.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim.
bangdatally.xyz - Chỉ trong ngày 2/4, Khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.