
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Hải Dương, các cán bộ y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đã nhiều đêm không ngủ để chạy đua với thời gian, hoàn thành công tác truy vết một cách nhanh nhất có thể.
Ô tô chở mẫu xét nghiệm vừa tới sân Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ê-kíp nhanh chóng bê những thùng xốp đựng mẫu bệnh phẩm tới phòng tách mẫu. Tại đây các nhân viên sẽ tiến hành phân loại các mẫu xét nhiệm và đánh mã cho từng mẫu từ F1 - F4.
Việc phân loại nhằm xác định ai là F1 bị nhiễm bệnh, ai là F2 bị nhiễm bệnh, liệu có lây sang cho F3 hay không. Và đồng thời tìm ra mối liên quan giữa các ca nghi nhiễm.
Nhân viên xét nghiệm bê thùng đựng mẫu bệnh phẩm vào phòng tách mẫu.
Trong căn phòng đâu đâu cũng là mẫu thử, những đôi mắt của cán bộ y tế ửng đỏ vì thiếu ngủ nhiều ngày, nhưng đôi tay của họ lúc nào cũng thoăn thoắt sắp xếp, ghi chép, dán thông tin bệnh phẩm…
Chịu trách nhiệm toàn bộ ê-kíp xét nghiệm, ông Nguyễn Nhân Duy (chuyên gia sinh học phân tử) cho biết: "Khi nhận được tin, tôi và một vài bạn khác đã bay từ TP Hồ Chí Minh ra với quyết tâm cố gắng hỗ trợ Hải Dương sớm kiểm soát được dịch bệnh. Bằng mọi giá, đêm hôm cũng phải cố gắng làm. Ai cũng có gia đình, có nỗi niềm riêng nhưng cần phải gác lại, thậm chí Tết sắp đến rồi nhưng phải nghĩ tới cái lớn hơn là vì xã hội. Sự nỗ lực của chúng ta sẽ giúp sớm kiểm soát được dịch bệnh. Gia đình là một phần của xã hội, giúp được xã hội là giúp được gia đình".
Anh Đặng Hoàng Anh (nhân viên chi viện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương) đã nhiều đêm thức trắng.
Nổi bật trong ê-kíp làm việc tại phòng tra mẫu là một chàng trai có vóc dáng cao gầy, những vệt đỏ hằn lên trên giác mạc vì nhiều đêm chưa ngủ, anh Đặng Hoàng Anh (nhân viên chi viện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương) tâm sự: "Đội xét nghiệm làm việc từ sáng đến 16 - 17h chiều để chạy máy thử mẫu. Đến 20h tối các mẫu xét nghiệm ở các nơi đổ về, chúng tôi lại vào guồng quay và làm đến khi trời sáng. 4 ngày hôm nay chắc tôi ngủ tổng cộng được khoảng 8 tiếng".
Thế nhưng chẳng ai trong họ thở dài, tất cả vẫn cần mẫn mặc dù đã quá nửa đêm. Bởi lẽ, hầu hết các thành viên trong nhóm đã từng chinh chiến ở Đà Nẵng và giờ tiếp tục "chia lửa" cùng Hải Dương.
Chị Nguyễn Phạm Kim Ngân (quê Khánh Hòa) bật mí: "Tôi đã từng tham gia vào điểm nóng Đà Nẵng nên quen với cường độ làm việc cao. Lần này có hơi chút khác biệt vì là năm đầu tiên đón Tết xa nhà nhưng với tôi đó chỉ là điều nhỏ, điều lớn hơn là phải quyết tâm chống dịch thành công".
Nhân viên y tế đang tiến hành phân loại F1 - F4 để đưa sang phòng kiểm tra mẫu.
Sau khi phân loại, các mẫu xét nghiệm được chuyển sang phòng tra mẫu để thử với hóa chất, dựa vào các phản ứng sẽ giúp nhận biết các mẫu dương tính với COVID-19.
Hai cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn ngồi trong phòng tra mẫu, đôi bàn tay nhanh thoăn thoắt lấy mẫu, tra chất thử rồi lại ghi chép. Ít ai biết được rằng, ngay sau khi bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, họ đã đi thẳng xuống Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương và bắt tay vào làm việc xuyên đêm.
Chị Trần Thị Quỳnh Lan (Bến Tre) chia sẻ: "Mấy ngày nay tôi chỉ tranh thủ chợp mắt một chút trong lúc chờ mẫu xét nghiệm mới về hoặc khi nào mệt quá không cố gắng được nữa mới dám nằm nghỉ. Lúc đi tôi còn chưa dám nói với ba mẹ, xuống tới đây gọi báo về, ba mẹ chỉ biết động viên tôi cố gắng lên!".
Không chỉ riêng Hoàng Anh, Lan hay Ngân, tất cả những nhân viên trong ê-kíp xét nghiệm ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xem việc thức trắng đêm là chuyện thường ngày.
Các nhân viên đang tiến hành tra mẫu bệnh phẩm chuẩn bị đưa vào chạy máy.
Tại phòng PCR - nơi chạy thông tin phản ứng của các mẫu xét nghiệm nhằm kiểm tra trình tự gen của mẫu bệnh phẩm và virus SARS-CoV-2 có trùng nhau không, chị Vũ Thị Huyên làm việc tại phòng PCR đã 9 đêm thức trắng kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở Hải Dương.
"Ngay sau khi nhận được thông báo về ca bệnh đầu tiên, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng khởi động đội phản ứng nhanh tiến hành lấy mẫu ngay lập tức ở Chí Linh để khoanh vùng những ca F1. Đúng 12h đêm, sau khi các mẫu dịch được chuyển về, đội chúng tôi đã khởi động phòng lab tiến hành xét nghiệm sàng lọc 14 ca F1 của bệnh nhân, qua đó đã phát hiện ra 1 ca dương tính, mặc dù vậy để xác định chính xác 100% chúng tôi vẫn phải tiến hành các bước xét nghiệm khác. Đến 7h sáng ngày hôm sau, chính thức công bố ca bệnh dương tính với COVID-19" - chị Huyên nhớ lại.
Chị Huyên đã 9 đêm không ngủ, còn chồng chị công tác 3 tháng nay chưa về nhà.
Từ khi có ca nhiễm ở Hải Dương, mỗi ngày đội của chị Huyên làm việc 3 ca trong phòng lab, mỗi ca kéo dài từ 6 - 7 tiếng, gần như không có thời gian nghỉ ngơi. Chỉ những hôm không phát hiện ca nhiễm mới, cả đội mới tranh thủ ăn uống, ngủ nghỉ.
Thông thường các mẫu bệnh phẩm sẽ được chuyển về trung tâm lúc 22h và ca làm việc của đội xét nghiệm sẽ bắt đầu từ 23h cho đến sáng hôm sau.
Chia sẻ thêm về cuộc sống, chị Huyên cho biết chị có một bé trai 20 tháng tuổi. Con chị phải chịu nhiều thiệt thòi khi mới chỉ 11 tháng tuổi đã phải cai sữa mẹ để chị có thời gian đi học xét nghiệm chuyên sâu PCR.
Họ đang dồn hết tâm trí chạy đua cùng thời gian để chiến thắng dịch bệnh.
Các nhân viên vẫn miệt mài làm việc dù đã quá nửa đêm.
Trong những ngày chống dịch, chị phải gửi con về quê với ông bà ở Kim Thành (Hải Dương) mặc dù rất nhớ con nhưng vì trách nhiệm với công việc và cộng đồng, chị chỉ có thể trò chuyện với con qua điện thoại để vơi đi nỗi nhớ. Không chỉ vậy, chồng chị Huyên hiện là chiến sĩ công an đang tham gia chống dịch 3 tháng nay cũng chưa thể về nhà.
Đồng hồ đã chuyển sang một ngày mới, họ vẫn miệt mài và nỗ lực với quyết tâm khi nào hết mẫu bệnh phẩm mới được phép cho bản thân nghỉ ngơi một chút vì họ biết rằng phải thật nhanh, thật thần tốc thì mới có thể nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch. Những "chiến binh áo trắng" không ngủ ấy không chỉ gác lại những nỗi niềm riêng mà còn đang cống hiến hết tâm trí cho tuyến đầu Hải Dương. Sự hy sinh thầm lặng của ê-kíp làm xét nghiệm nói riêng và đội ngũ y bác sĩ nói chung là ngọn lửa tiếp sức cho niềm tin Hải Dương sớm dập dịch thành công.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Được ví như “bảo hiểm IVF” - Cam kết vàng tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ mang đến cam kết vững chắc giúp các gia đình hiếm muộn đón được con yêu.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái vừa thực hiện giám sát và báo cáo ca bệnh viêm màng não nghi do não mô cầu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
bangdatally.xyz - Đây là đợt công bố thứ hai trong lộ trình kiểm soát và tiến tới kết thúc dịch sởi trên toàn thành phố.
bangdatally.xyz - Ca mắc sởi chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng.
bangdatally.xyz - Bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
bangdatally.xyz - Bé sơ sinh chỉ mới vài ngày tuổi được gia đình đưa đến viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.
bangdatally.xyz - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc xác minh và báo cáo trường hợp tử vong khi đến sinh con tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
bangdatally.xyz - Đây là trường hợp bé trai 3 tháng tuổi, trú tại Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
bangdatally.xyz - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.
bangdatally.xyz - Liên quan đến vụ việc nhiều công nhân tại Công ty Z.O.C. Việt Nam, KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ nhập viện nghi do ngạt khí. Hiện 1 công nhân đã tử vong.
bangdatally.xyz - 31 công nhân của một nhà máy trong KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu thành công nghi do bị ngạt khí.
bangdatally.xyz - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp khuyết hổng vùng trán phức tạp.
bangdatally.xyz - Đau ngực là một triệu chứng phổ biến nhưng lại có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa cứu sống thành công bệnh nhân đứt động tĩnh mạch thượng vị, vết thương vùng cổ, sốc mất máu.
bangdatally.xyz - Người đàn ông 49 tuổi, đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.