
Nhiều năm đón giao thừa ở bệnh viện
Có lẽ chuyện "lỗi hẹn" giao thừa để chăm sóc, cứu sống bệnh nhân đã không còn xa lạ đối với y, bác sĩ trực Tết. Có người ít thì 4 năm mà nhiều thì trên 10 năm chưa được về với gia đình để đón cái Tết trọn vẹn, bởi tính chất công việc và hơn hết là trọng trách mà họ đã và đang phải gánh vác.
Có cơ hội gặp và trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Văn Hóa, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai mới hiểu hết công việc cũng như cảm xúc của anh khi nói về chuyện trực Tết trong những năm qua cũng như Tết Nhâm Dần sắp tới.
Bác sĩ Hóa cho hay, tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Huế, anh rời quê vào Đồng Nai lập nghiệp, đến nay anh đã gắn bó với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tròn 5 năm. Trong 5 năm này, anh đã có 4 năm đón giao thừa và ăn Tết ở bệnh viện. Đón Tết ở bệnh viện không có gì khác là tiếp nhận và cấp cứu cho người bệnh trong tình trạng nguy kịch, ở cái nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh.
"Dù buồn vì không được về quê ăn Tết, tuy nhiên điều tuyệt vời nhất trong đêm giao thừa ở bệnh viện, đó chính là những tình cảm chân thành của các đồng nghiệp và đặc biệt là khi thấy sức khỏe, tình trạng bệnh nhân sớm bình phục để trở về cùng gia đình. Tết năm nay nữa là Tết thứ 5 tôi đón Tết ở bệnh viện, không mong gì ngoài việc bệnh viện vắng dần bệnh nhân, không còn tiếng còi cấp cứu và dịch bệnh COVID-19 sớm được đẩy lùi để không phải tiếp nhận cấp cứu những ca bệnh nặng", bác sĩ Hóa tâm sự.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết: "Hiểu được những tâm tư, cảm xúc của y, bác sĩ xa quê không được về, ngoài việc tổ chức gặp mặt giao lưu trong khoa, lãnh đạo khoa và các đồng nghiệp khác luôn động viên, hỏi thăm để các y, bác sĩ xa quê vơi nỗi nhớ nhà và luôn cảm thấy ở bệnh viện cũng ấm áp như một gia đình".
Còn đối với Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Trương Thị Ngọc Lan cũng vậy, chị không phải là người xa quê như bác sĩ Hóa hay những đồng nghiệp khác, nhưng chị đã có 14 năm trong nghề và đón 12 cái Tết ở bệnh viện. Nhiều khi bản thân thấy rất thiệt thòi vì không được ăn Tết trọn vẹn bên chồng con và gia đình bố mẹ.
Chị Lan cho biết: Trước đây, đang còn độc thân, khi được phân trực chị không lo nghĩ gì hết, kể từ khi có gia đình, có con nhỏ chị vẫn muốn có cái Tết trọn vẹn như những người khác, đó là được sum họp bên gia đình nhỏ của mình và cùng chồng đưa con đi chơi.
"Với bệnh nhân cao lắm cũng chỉ đón giao thừa trong bệnh viện một vài lần. Với chúng tôi thì gần như đây là chuyện thường xuyên. Tuy nhiên đón Tết ở bệnh viện không khí ấm áp như một gia đình, đó là mọi người gần gũi, xích lại gần nhau hơn thường lệ" - chị Lan tâm sự.
Mong bệnh nhân sớm khỏi bệnh
Không giống như không khí đón Tết ở mỗi gia đình, Tết ở bệnh viện thật đặc biệt. Với những y, bác sĩ dù là người lâu năm hay mới vào nghề thì việc đón Tết đều giống nhau. Đó là sự áp lực, căng thẳng cứu sống được bệnh nhân, vì lượng bệnh nhân vào cấp cứu tăng, nguy kịch và chưa kể đến chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời điểm này.
Bác sĩ Hóa cho hay, do tính chất công việc của các y, bác sĩ làm việc ở khoa Cấp cứu những ngày Tết rất bận rộn và căng thẳng hơn những ngày thường. Có những ca trực bệnh nhân vào dồn dập như: tai nạn giao thông,ngộ độc… tất cả mọi người cùng cố gắng hết khả năng để cứu sống bệnh nhân. Khi cứu được một bệnh nhân qua cơn nguy kịch, mọi người từ y, bác sĩ cho đến người nhà bệnh nhân đều vui mừng và thở phào nhẹ nhỏm. Tuy nhiên, cũng có những ca quá nặng và vào viện quá trễ, dù đã cấp cứu kịp thời nhưng bệnh nhân không qua khỏi, mọi người rất buồn bã và xót thương.
Trực Tết năm nay chắc chắn sẽ vất vả hơn so với những năm trước, bởi bên cạnh tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân thông thường, còn phải cấp cứu cho bệnh nhân COVID-19, vì bệnh nhân COVID-19 chủ yếu bệnh nặng. Do đó, vào những thời điểm này dường như không ai còn thời gian để nghĩ đến chuyện vui Tết, mà chỉ lo tập trung để cứu sống bệnh nhân. Bởi chỉ một sơ suất hay mất tập dù chỉ tính bằng giây cũng có thể phải trả giá bằng tính mạng của bệnh nhân.
"Mong sao cái Tết Nhâm Dần này, bệnh nhân giảm đi, nếu có thì bệnh nhẹ hơn và bệnh nhân qua được cơn nguy kịch, sớm khỏi bệnh về nhà sum họp với gia đình. Dù ngày thường hay ngày Tết, điều mà chúng tôi hạnh phúc nhất là bệnh nhân sớm khỏi bệnh" - bác sĩ Hóa nói.
Theo chị Lan, năm nay chắc chắn trực Tết sẽ cực hơn năm trước, đặc biệt năm nay khoa của chị Lan đang làm việc phải phụ trách việc chăm sóc, điều trị Hồi sức tích cực COVID-19. Ở đây chủ yếu điều trị cho những ca bệnh nhiễm COVID-19 nguy kịch phải thở máy, lọc máu… điều này sẽ dẫn đến nhiều áp lực.
"Dù sau mỗi ca trực rất mệt, buồn ngủ vì thức xuyên đêm, áp lực từ nhiều phía, nhưng khi được phân công thì bản thân phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ và đặc biệt hơn phải cố gắng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, mang lại niềm vui cho người bệnh" - chị Lan nói.
ThS.BSCKII Nguyễn Lê Đa Hà, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: Có thể khẳng định rằng điều dưỡng nhi sẽ cực hơn điều dưỡng chăm sóc cho bệnh nhân lớn tuổi. Vì bệnh nhi đòi hỏi các điều dưỡng phải thao tác nhẹ nhàng khi lấy máu, chích thuốc và thậm chí là giải thích cho người nhà của các bé. Còn đối với các điều dưỡng làm trong Khoa Hồi sức tích cực chống độc lại cực hơn, ở đây các điều dưỡng không chỉ đơn thuần là làm theo y lệnh của bác sĩ, cho trẻ uống thuốc hay thay băng mà còn phải biết cách vận hành, thao tác giỏi các máy như: lọc máu, ECMO, máy đo cung lượng tim đang thực hiện trên người bệnh nhân. Điều này không cho phép các điều dưỡng sai lầm, nếu không tình trạng bệnh nhân sẽ trở nặng.
"Áp lực công việc cao không chỉ trong dịp Tết mà kể cả ngày bình thường, nhưng với các y, bác sĩ của bệnh viện tinh thần trách nhiệm luôn được đặt lên trên hết, với một mong muốn duy nhất là cứu sống và mang lại niềm vui cho người bệnh" - bác sĩ Hà cho hay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch cho người bệnh mắc ung thư dạ dày gặp biến chứng chảy máu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
bangdatally.xyz - Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được.
bangdatally.xyz - TP Đà Nẵng ghi nhận số ca sởi gia tăng liên tục, đã có 3.700 ca nghi sởi kể từ đầu năm đến nay.
bangdatally.xyz - Lượng cholesterol xấu cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để điều chỉnh chỉ số cholesterol nhưng nên ăn gì?
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố.
bangdatally.xyz - Bệnh viện thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật u nhầy xoang sàng xâm lấn hốc mắt cho bệnh nhân nam 68 tuổi.