Sự trở lại của bệnh giun rồng: Việt Nam ghi nhận 25 ca mắc trong 5 năm

Phương Hiền, icon
06:59 ngày 11/04/2025

bangdatally.xyz - Ngày 10/4, tại Lào Cai, Viện Sốt rét-Kí sinh trùng-Côn trùng Trung ương phối hợp với WHO tổ chức Hội thảo "Bệnh giun rồng do Dracunculus tại Việt Nam và cách phòng chống.

Hình minh họa.

Tham dự hội thảo có đại biểu đến từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai. Đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế của các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa.

Tại hội thảo, giảng viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã giới thiệu về bệnh giun rồng; Thực trạng bệnh giun rồng tại Việt Nam; Các hoạt động phòng chống bệnh giun rồng đã triển khai tại Việt Nam; Thảo luận về kế hoạch hành động quốc gia phòng ngừa và kiểm soát bệnh ở Việt Nam.

Theo đó, sau hơn hai thập kỉ được (WHO) chứng nhận là quốc gia không có bệnh giun rồng, Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện trở lại của loại kí sinh trùng nguy hiểm này với 25 ca mắc từ năm 2020 đến nay. Trong đó Lào Cai có 2 ca. Đáng chú ý, kết quả nghiên cứu của Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng Trung ương về mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu với bệnh giun rồng tại 3 tỉnh có bệnh nhân cho thấy, tất cả bệnh nhân đều là nam giới, chủ yếu là người dân tộc thiểu số và có thói quen uống nước lã; ăn tái ăn sống hoặc nấu chưa chín thịt động vật đánh bắt được như cá, ếch, nhái, rắn. Bệnh nhân đều có biểu hiện như sốt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa; Đau, bỏng rát, chảy dịch và có đầu giun từ nốt sưng tấy. Những bệnh nhân đều đã khỏi bệnh sau khi được điều trị tại cơ sở y tế.

Bệnh hiện chưa có vaccine phòng bệnh, nếu không được chăm sóc thích hợp, vết thương bị nhiễm trùng có thể dẫn đến áp xe và gây khuyết tật khá phổ biến.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh chủ động là: ăn chín, uống sôi, không tiêu thụ thực phẩm sống hoặc chưa được nấu kĩ; vệ sinh cá nhân và môi trường, đặc biệt là nguồn nước, chất thải và thực phẩm; không sử dụng phân tươi để bón rau hoặc nuôi động vật; diệt côn trùng trung gian như ruồi, nhặng, gián để hạn chế sự lây lan của kí sinh trùng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục