
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhớ lại: "Thạch được chuyển về bệnh viện sau 6 tháng điều trị tại một bệnh viện tuyến Trung ương. Tình trạng lúc vào viện gần như rơi vào trạng thái sống thực vật: liệt tứ chi, mắt mở tự nhiên nhưng vô hồn, thở phụ thuộc phần nhiều vào máy thở nhân tạo. Trong suốt thời gian hơn một năm chuyển về Khoa Hồi sức tích cực, tình trạng bệnh của bệnh nhi không tiến triển nhiều, đôi mắt vẫn vô hồn và vẫn phụ thuộc vào máy thở".
"Thời gian điều trị cho bệnh nhân Bùi Ngọc Thạch là cả một trận chiến, trận chiến với chính mình, một bác sĩ điều trị và trận chiến với căn bệnh mà bệnh nhân của mình đang mắc phải. Làm thế nào để bệnh nhân được sống, để người nhà Thạch không như bao gia đình khác khi cam chịu, đầu hàng số phận mà xin thôi điều trị? Bao nhiêu trăn trở, lo lắng làm tâm trạng như một hình sin, lúc trồi, lúc sụt" - Bác sĩ Tình chia sẻ.
Thạch tỉnh lại vào ngày18/10/2019, sau một thời gian sống gần như thực vật.
Với sự quyết tâm của gia đình và các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực, cứ một giờ một lần mỗi đêm, ekip chăm sóc Thạch thay nhau cập nhật thông tin của cậu bé lên nhóm liên lạc chung để có "chiến lược" điều trị cho Thạch. Từng thay đổi về về các chỉ số sinh tồn của Thạch đều khiến ekip chăm sóc mất ăn mất ngủ. Đối với một bệnh nhân phải nằm giường lâu như Thạch, những lo lắng càng tăng lên gấp bội. Song tất cả tập thể xác định cứ chiến đấu, cứ cố gắng, cùng người nhà bệnh nhân xử lý từng vấn đề một.
"Vào ngày 18/10/2019, trong khi chúng tôi đi điểm bệnh, bệnh nhi đã có dấu hiệu nhận biết được xung quanh. Do đang phải thở máy qua đường mở khí quản nên không đánh giá được khả năng nói. Nhưng theo hướng dẫn của chúng tôi, bệnh nhi đã làm được các động tác: nhắm mắt, mở mắt; đưa mắt sang trái, sang phải; há miệng; thè lưỡi... Và một điều ngạc nhiên là khi chúng tôi bảo cháu bé cười, cháu đã cười rất tươi và nhìn mọi người xung quanh" - Bác sĩ Tình xúc động nhớ lại.
Đến giờ Thạch đã có những diễn biến tốt, ổn định, thậm chí tiến đến những bước ngoặt của quá trình điều trị. Trước tiên khoa đưa em ra ngoài môi trường buồng bệnh để tập làm quen, khởi động cho việc đưa bệnh nhân về nhà sau này. Hướng dẫn người thân cho ăn, tập ăn trực tiếp đường miệng luyện phản xạ nhai, nuốt; tập ăn tăng lượng và cảm nhận đồ ăn. Khoa cũng cử người về nhà khảo sát phòng ở của Thạch để tư vấn bố trí giường bệnh, vị trí đặt máy theo dõi sức khỏe, điều chỉnh nhiệt độ, không khí trong phòng. Ngay cả việc cử người chăm sóc, chúng tôi cũng in tờ lưu ý và dán khắp nhà.
Quãng đường 32km từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình về tới ngôi nhà của Thạch vừa như rất gần mà lại rất xa. Xa vì đã 2 năm nay, Thạch không biết đến một không gian nào khác ngoại trừ chiếc giường bệnh màu trắng muốt với bốn bức tường phòng bệnh nơi em nằm, cùng hệ thống máy móc hỗ trợ quá trình điều trị.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực dặn dò bố mẹ những lưu ý trong việc chăm sóc Thạch tại nhà.
Là trường hợp chăm sóc đặc biệt và lại là bệnh nhi nên khoa bố trí đưa bệnh nhân về tận nhà để thuận tiện cho việc hướng dẫn chăm sóc người bệnh.
Một chiếc giường bệnh nhân, một máy moniter theo dõi sức khỏe, một chiếc quạt sưởi ấm cùng chăn bông và một số vật dụng khác gần như 100% là đồ tài trợ được ekip cán bộ y tế của khoa Hồi sức tích cực sắp xếp ngay ngắn, khoa học, thuận tiện cho việc chăm sóc Thạch.
Đưa em vào phòng, người thân lần lượt đến hỏi thăm. Mẹ em, người phụ nữ có mái đầu sương gió gần như bạc trắng bởi lo toan là người đầu tiên tới hỏi chuyện. Bà xúc động nghẹn ngào nói với cậu con trai: "Đi đường mệt không con? Nhớ mẹ không, mẹ nhớ con lắm. Ngày nào cũng mong con về nhà, càng tết lại càng mong. Cười mẹ xem nào! Cầm tay mẹ này, nhớ quá! Mệt thì nghỉ đi con. Cười lên mẹ xem..." - Bà thủ thỉ nhẹ nhàng bên cậu. Thạch cũng đáp lại bằng một nụ cười tươi rói. Em biết, đó là mẹ em!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Trong hành trình chăm con ăn dặm, mỗi quyết định của các cha mẹ đều dựa trên tình yêu thương và sự an toàn của các con lên hàng đầu.
bangdatally.xyz - Một số trào lưu ăn kiêng đình đám, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, không những không đem lại hiệu quả giảm cân như ý mà còn gây hại cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch cho người bệnh mắc ung thư dạ dày gặp biến chứng chảy máu nguy hiểm.
bangdatally.xyz - Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể hành xử, giao tiếp, tương tác và học hỏi theo những cách khác biệt so với hầu hết mọi người.
bangdatally.xyz - Thời gian gần đây, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh sởi đến khám và điều trị.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn vừa phẫu thuật thành công khối u xơ thần kinh nặng 3,5kg ở thắt lưng cho bệnh nhân 31 tuổi.
bangdatally.xyz - Sau 25 năm, từ chỗ đa phần là người bán máu, từ số đơn vị máu tiếp nhận rất khiêm tốn, lượng máu tiếp nhận và tỷ lệ HMTN đã tăng dần.
bangdatally.xyz - Người bệnh tham gia chương trình sẽ được Tổ chức Operation Smile Việt Nam tài trợ 100% chi phí điều trị.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.