
Theo báo cáo từ Bộ Y tế, từ ngày 14/12/2024 đến ngày 17/02/2025, Việt Nam đã ghi nhận 16.607 ca, trong đó có một ca tử vong do sốt xuất huyết Dengue. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đánh giá sốt xuất huyết Dengue là một trong các thách thức lớn đối với ngành y tế Việt Nam năm 2025.
Những năm gần đây, sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc tốp những nước có số ca mắc cao, phạm vi dịch lan rộng hơn trước. Trên thế giới, trong năm 2024, sốt xuất huyết Dengue là một vấn đề nóng với kỷ lục mới khi số ca mắc được ghi nhận cao gần gấp đôi năm trước đó. Trong đó, chỉ riêng Brazil đã hơn 10 triệu ca mắc được ghi nhận. Bước sang năm 2025, tính đến ngày 15/2, Philippines đã hơn 43.000 ca, cao hơn 56% so với đỉnh dịch thông thường vào tháng 6, Lào cũng phát cảnh báo nguy cơ bùng phát sớm ngay từ đầu năm.
Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời, nếu tái nhiễm lần hai sẽ rất nguy hiểm vì tình trạng bệnh thường nặng hơn lần đầu. Người bệnh có thể có những diễn tiến khó tiên lượng, với nguy cơ trở nặng cao hơn. Vì vậy, ngay cả người từng mắc sốt xuất huyết Dengue cũng không thể chủ quan trước căn bệnh này.
Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam
Miền Nam: Nhiều năm liền là tâm dịch của cả nước
Theo đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024, khu vực phía Nam chiếm 41% trong tổng số 141.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn quốc. Nhiều năm liền, Miền Nam là điểm nóng sốt xuất huyết Dengue của cả nước. Trước đây, tại Đồng bằng sông Cửu Long, dịch chủ yếu bùng phát vào mùa mưa, nay đã lan rộng và gia tăng ngay cả trong mùa khô.
Đáng lo ngại, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tính đến tuần 7 năm 2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 3.431 ca mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận, tăng 125,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra nguy cơ bùng dịch trong năm 2025. Hạn hán, xâm nhập mặn khiến nước ngọt khan hiếm, buộc người dân phải tích trữ nước, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi. Mưa trái mùa bất thường cũng góp phần làm tăng mật độ muỗi truyền bệnh.
Miền Trung: Dịch bệnh lan rộng từ duyên hải đến Tây Nguyên
Trong những năm gần đây, dịch bệnh đang có xu hướng dịch chuyển ra miền Trung và Tây Nguyên. Nhiều năm liền, số ca mắc tại khu vực này gia tăng đáng kể, không chỉ ở các tỉnh duyên hải mà còn lan đến các vùng cao nguyên.
Mưa bão trái mùa, lũ lụt kéo dài ngay trong mùa khô là nguyên nhân chính khiến sốt xuất huyết Dengue gia tăng tại miền Trung. Như tình trạng ngập lụt ở Tây Hòa, Phú Yên tháng 2/2025, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi khiến dịch bệnh bùng phát. Ngay cả những khu vực mát mẻ như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông – vốn ít bị ảnh hưởng – trong năm 2024 cũng trở thành điểm nóng mới về sốt xuất huyết Dengue.
Miền Bắc: Không còn là vùng an toàn trước sốt xuất huyết Dengue
Trước đây, miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của sốt xuất huyết, nhưng biến đổi khí hậu khiến mùa đông ngắn, mùa hè kéo dài hơn và nhiệt độ tăng cao đã tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi. Đồng thời, đô thị hóa nhanh, dân cư đông đúc, giao thương phát triển cũng thúc đẩy dịch bệnh lây lan.
Năm 2023, Hà Nội ghi nhận kỷ lục 36.795 ca mắc, cao gấp đôi Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng lo ngại, dù đang trong đợt rét đầu năm 2025, Hà Nội vẫn ghi nhận 137 ca. Đặc biệt, sốt xuất huyết Dengue đã lan đến các tỉnh miền núi - nơi mà nhiều năm trước đây chưa ghi nhận ca bệnh nào. Những năm gần đây, giao thương,đô thị hóa khiến 11 tỉnh vùng núi phía Bắc bắt đầu ghi nhận các vụ dịch sốt xuất huyết Dengue tại Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, trong đó Lào Cai phát hiện ca bệnh tại địa phương đầu tiên vào năm 2023 và có thêm 4 ca trong năm 2024.
Từ bệnh theo mùa mang tính cục bộ thành gánh nặng y tế
Theo nghiên cứu trên hệ thống PubMed (Mỹ) - cơ sở dữ liệu miễn phí cung cấp tài liệu khoa học đời sống và y sinh, trong số các người bệnh nhập viện do sốt xuất huyết Dengue, có 3,3 – 4,8% ca trở nặng có nguy cơ bị suy thận cấp (trong đó 14,1% phải chạy thận nhân tạo). Những trường hợp này còn có thể tiến triển thành suy thận mạn tính. Như trường hợp bé trai 11 tuổi ở Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) với bệnh nền béo phì, bệnh nhi đã nhập viện trong tình trạng bị sốc sốt xuất huyết, suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu, phải lọc máu liên tục vào đầu tháng 3/2025.
Dịch bệnh cũng gây quá tải lên hệ thống y tế. Nhiều bệnh viện tuyến dưới không đủ năng lực điều trị ca nặng, buộc phải chuyển tuyến, tạo gánh nặng lên các bệnh viện (BV) lớn như BV Nhi đồng 1, BV Nhi Đồng 2, BV Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, BV Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, BV Xanh Pôn…
Ngoài ra, sốt xuất huyết Dengue còn gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Chi phí điều trị cho những ca biến chứng nặng rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu. Người mắc sốt xuất huyết Dengue cần 1-2 tuần để bình phục, hoặc lâu hơn nếu có biến chứng nặng phải nhập viện. Trong thời gian này, người bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể chịu những cơn đau, sốt và mệt mỏi, cần được chăm sóc tích cực. Khi đó, không chỉ chính người bệnh mất khả năng lao động mà người thân cũng bị ảnh hưởng về công việc và thu nhập do phải chăm sóc người bệnh.
Hiện Việt Nam có phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue được quốc tế đánh giá cao, nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Việc đưa vắc-xin sốt xuất huyết vào sử dụng tại Việt Nam được kỳ vọng giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch, hạn chế ca nặng,giảm áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, kiểm soát dịch không chỉ dừng ở giám sát dịch tễ, kiểm soát véc-tơ hay nâng cao năng lực điều trị, mà còn cần sự chủ động từ mỗi cá nhân - đừng để "chuyện muỗi" trở thành vấn đề nghiêm trọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Cách 6 giờ trước khi vào viện, nam bệnh nhân xuất hiện khó thở, thở rít tăng dần sau đó hôn mê.
bangdatally.xyz - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam vừa phẫu thuật cắt túi mật thành công cho bệnh nhân có hơn 500 viên sỏi trong lòng túi mật.
bangdatally.xyz - Công ty ONTEKCO vinh dự nằm trong TOP 100 Thương hiệu tiêu biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2025 và nhận giải "Sản phẩm – Dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng".
bangdatally.xyz - Cụ bà 85 tuổi, có khối u vùng vú bên trái 5 năm nay, không điều trị, gần đây khối u vỡ mủ chảy máu nên người nhà đưa bà đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội).
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa tiếp nhận và điều trị cho một người bệnh bị xuất huyết tiêu hoá do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan.
bangdatally.xyz - Theo cảnh báo được đăng tải trên Tạp chí Lancet, hơn một nửa số người lớn, 1/3 số trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới sẽ bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2050.
bangdatally.xyz - Gần đây, số trẻ nhiễm khuẩn tiết niệu vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An có xu hướng tăng lên rõ rệt, đáng nói là tỷ lệ bệnh tái phát gặp khá nhiều.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người.
bangdatally.xyz - Một vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp khiến 33 học sinh, giáo viên, tình nguyện viên có biểu hiện đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình vừa có thông tin về một trường hợp tử vong do bệnh dại tại huyện Lạc Thủy.
bangdatally.xyz - Trong hành trình chăm con ăn dặm, mỗi quyết định của các cha mẹ đều dựa trên tình yêu thương và sự an toàn của các con lên hàng đầu.
bangdatally.xyz - Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia vừa hỗ trợ Bệnh viện Quân y 175 thực hiện thành công ca lấy tạng từ người chết não.
bangdatally.xyz - Khối sỏi san hô lớn kích thước 7cm ở thận của người bệnh 70 tuổi vừa được bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) phẫu thuật lấy ra ngoài thành công.
bangdatally.xyz - Chỉ vì một nốt đen nhỏ ở gan bàn chân trông như nốt ruồi, người phụ nữ 54 tuổi suýt mất bàn chân.
bangdatally.xyz - Căn bệnh “sợ đi khám bệnh” - tuy không có trong y học, nhưng lại đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe và tinh thần của rất nhiều người.