
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp. Chỉ có thể ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh khi cộng đồng dân cư được tiêm chủng vaccine phòng bệnh đầy đủ. Người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vaccine phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh.
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não… có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ bị mắc sởi trong khi cơ thể đã có bệnh nền. Đối với phụ nữ bị mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.
Tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng rải rác, cục bộ từ những tháng cuối năm 2018 đến nay, chủ yếu tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương … Đối tượng mắc bệnh chủ yếu chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi ở trẻ em, nhưng đã ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai.
Hiện nay đang trong mùa đông xuân, với sự gia tăng giao lưu, du lịch, cùng với tỷ lệ tiêm vaccine còn chưa cao tại khu vực có mật độ dân cư cao, thường xuyên biến động dân cư, các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống khó tiếp cận dịch vụ y tế. Đồng thời, dịch bệnh sởi thường có chu kỳ 4 - 5 năm một lần, hiện đang nằm trong chu kỳ dịch, vì vậy dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu không thực hiện các biện pháp đáp ứng kịp thời. Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Chủ động thực hiện tiêm chủng vaccine, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi
- Đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vaccine phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.
- Đưa trẻ đi tiêm bổ sung vaccine phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành y tế và chính quyền địa phương.
- Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vaccine sởi cần được tiêm vaccine tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi bất kỳ lúc nào.
2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.
3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa ...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 lần/ngày.
5. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
6. Cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch..
7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.
8. Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Thọ tiếp nhận một bệnh nhi (nam, 10 tuổi, xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) bị chấn thương phức tạp mắt phải.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Quân y 103 vừa tiếp nhận điều trị cho 4 nạn nhân bị chấn thương do hung khí đâm.
bangdatally.xyz - Trước khi vào viện 3 ngày, bé trai bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân.
bangdatally.xyz - Cách đây 5 ngày, bệnh nhân được người nhà dùng gạch nóng và lá ngải chườm vào chân phải.
bangdatally.xyz - Thấy bụng to lên nhưng chỉ nghĩ là tăng cân, người phụ nữ 40 tuổi đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì phát hiện khối u xơ tử cung kích thước 218x204x146mm.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận một trường hợp mắc dị vật hy hữu là bàn chải đánh răng nằm trong thực quản bệnh nhân nữ 30 tuổi.
bangdatally.xyz - Được ví như “bảo hiểm IVF” - Cam kết vàng tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ mang đến cam kết vững chắc giúp các gia đình hiếm muộn đón được con yêu.
bangdatally.xyz - Người đàn ông 49 tuổi (Thái Bình), nhập viện trong tình trạng ban xuất huyết hoại tử vùng mặt lan nhanh toàn thân và tập trung chủ yếu ở hai chân, hai tay.
bangdatally.xyz - Trước tình hình dịch sởi vẫn đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương trên cả nước, ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa triển khai các giải pháp phòng, chống dịch sởi.
bangdatally.xyz - Viêm phổi do thở máy là một trong những biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở người bệnh điều trị trong ICU (hồi sức tích cực hoặc chăm sóc đặc biệt) cần thở máy.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa cấp cứu thành công giúp sản phụ B.T.H. (25 tuổi) "mẹ tròn con vuông" khi bị rau bong non ở tuần 32 thai kỳ.
bangdatally.xyz - Viêm não tự miễn là tình trạng tổn thương não liên quan cơ chế tự miễn dịch của trẻ, gây ra các biểu hiện bất thường về hành vi, nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ, co giật...
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái vừa thực hiện giám sát và báo cáo ca bệnh viêm màng não nghi do não mô cầu điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
bangdatally.xyz - Đây là đợt công bố thứ hai trong lộ trình kiểm soát và tiến tới kết thúc dịch sởi trên toàn thành phố.
bangdatally.xyz - Ca mắc sởi chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, có xu hướng tăng ở nhóm trên 6 tuổi, dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng.