Phòng đuối nước cho trẻ - vì một mùa hè an toàn, lành mạnh

Tuấn Văn, icon
06:38 ngày 11/04/2025

bangdatally.xyz - Hè đến cũng là thời điểm gia tăng các ca tai nạn do đuối nước ở trẻ tăng cao.

Hình minh họa.

Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 2.000 trẻ em bị đuối nước. Ở những vùng càng khó khăn thì nguy cơ đuối nước càng cao. Số trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao nhất nhì khu vực Đông Nam Á; và đây là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 16 tuổi. Đây thực sự là con số rất xót xa, là gánh nặng đối với an toàn của trẻ và gây tổn thương đến hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Theo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn là do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự lơ là, chủ quan, bất cẩn của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Bên cạnh đó, môi trường sống tại cộng đồng, gia đình chưa an toàn, hệ thống sông, suối, ao hồ, thậm chí là móng nhà đang xây cũng là nguy cơ không an toàn cho trẻ nhỏ.

Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, đặc biệt ở phụ huynh đối với phòng, chống đuối nước trẻ em còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hướng dẫn viên dạy bơi, kỹ năng an toàn khi bơi tại các địa phương còn thiếu. Kỹ năng phòng chống đuối nước còn rất thiếu, chỉ hơn 30% trẻ em biết bơi. Nhiều trường hợp các em rủ nhau đi bơi, tắm ao, sông, do thiếu kỹ năng cứu đuối, nên khi có một bạn bị đuối nước, lập tức các em lao xuống để cứu trong khi kỹ năng cứu đuối là phải gián tiếp hoặc hô hoán...

Để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, các cơ quan, gia đình, trường học cần thực hiện một số biện pháp bảo đảm an toàn như sau:

- Mỗi gia đình phải chủ động trong việc cho các em học kỹ năng bơi, ngay từ khi còn nhỏ, nhất là các em sinh sống gần các khu vực ao, hồ, sông, suối.

- Quản lý chặt chẽ các em trong sinh hoạt, nhắc nhở không để các em tự ý chơi tại các khu vực ao, hồ, sông suối có mực nước lớn, trơn trượt. Không cho các em tự ý đi tắm tại các khu vực không có người lớn trông coi, khu vực ao, hồ, sông suối có mực nước sâu, nguy hiểm.

- Che chắn các vị trí nguy hiểm, trơn trượt, dễ dẫn tới té ngã, bố trí các biển cấm, biển cảnh báo nguy hiểm tại các khu vực giếng, ao, hồ, sông suối để phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra.

- Khi tổ chức cho các em đi du lịch, đi chơi tại các khu vực có nước cũng phải chú ý trông coi, nhất là các em nhỏ, chưa biết bơi.

- Chú ý nhắc nhở đối với trẻ đã biết bơi: Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa; phải khởi động trước khi xuống nước; không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước…

- Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay khi nhìn thấy nạn nhân...

Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế thấp nhất tử vong do đuối nước, rất cần sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các ban ngành chức năng, các đoàn thể xã hội, gia đình và nhà trường nhằm xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục