
Theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế, sốt xuất huyết có 3 nhóm bệnh từ nhẹ đến nặng, gồm: sốt xuất huyết Dengue (nhóm 1), sốt xuất huyết Dengue (nhóm 2), cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng (nhóm 3). Nhóm số một có thể điều trị tại nhà hoặc theo dõi tại y tế cơ sở. Còn nhóm số hai và ba phải nhập viện để điều trị.
Bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, tình hình sốt xuất huyết năm nay khá phức tạp, mới vào đầu mùa mưa mà khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng, có dấu hiệu cảnh báo. Điều đáng lo ngại là hầu hết các trường hợp này đều tự điều trị tại nhà mà không có sự hướng dẫn, theo dõi của thầy thuốc. Khi thấy bệnh ngày càng trở nặng mới nhập viện.
Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm, khá nhiều bệnh nhân còn thiếu kiến thức về tự điều trị sốt xuất huyết, thường tự chữa theo thói quen, thậm chí nghe những lời truyền miệng của nhiều người để áp dụng cho bản thân. Đó là những sai lầm tai hại có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Bác sĩ Lâm đã chỉ ra 4 sai lầm cơ bản mà bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh để hạn chế bệnh diễn tiến xấu.
Sai lầm thường gặp nhất là bù nước không đúng cách. Khi bị bệnh, bệnh nhân thường ra ngoài phòng khám tư yêu cầu thầy thuốc truyền nước qua đường tĩnh mạch, thậm chí thuê thầy thuốc thực hiện truyền nước tại nhà. Điều này vô cùng nguy hiểm vì khi chỉ định truyền dịch, bác sĩ cần thăm khám đánh giá bệnh trạng để lựa chọn loại dịch truyền cũng như số lượng phù hợp.
Việc tự ý truyền dịch tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến, nhất là sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong nếu không có các trang thiết bị cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân nên bù nước bằng đường uống như nước lọc, nước ép trái cây, nước điện giải (oresol) khoảng từ 2-3 lít mỗi ngày.
Sai lầm thứ hai là chế độ ăn không phù hợp. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần ăn thức ăn lỏng như súp, cháo, ăn nhiều trái cây, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên ăn đồ ăn cứng, có màu đen hoặc đỏ. Vì khi bệnh trở nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa, nếu ăn những thực phẩm này, bệnh nhân có nôn (ói) hoặc đi ngoài sẽ khó phân biệt với hiện tượng xuất huyết, gây khó khăn cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.
Thứ ba là việc hạ sốt. Theo phác đồ điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế, chỉ được dùng Paracetamol đơn chất để hạ sốt, ngoài ra không dùng bất kì hoạt chất nào khác. Trung bình, người lớn uống 1 viên Paracetamol 500mg/lần, nếu người có cân nặng khoảng 70 - 80kg có thể uống một viên rưỡi, trẻ em dùng thuốc gói với liều lượng theo chỉ định và phải đủ 4 - 6 tiếng mới dùng một lần. Trong lúc chưa đủ 4 tiếng mà bệnh nhân vẫn sốt thì phải dùng phương pháp lau mát, dùng nước ấm để lau cho bệnh nhân.
"Khi hạ sốt, chỉ được dùng thuốc Paracetamol, không dùng bất cứ thuốc nào khác, vì có thể gây ra hiện tượng xuất huyết dạ dày, rất nguy hiểm" - bác sĩ Phạm Hồng Lâm nhấn mạnh.
Sai lầm thứ tư là trì hoãn đến bệnh viện khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo vào ban đêm. Đây là sai lầm vô cùng tai hại. Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo vào bất kì thời gian nào cũng cần được nhập viện ngay thì mới mong cứu sống được bệnh nhân.
Trường hợp mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể tự điều trị tại nhà và cần tránh những sai lầm nêu trên. Đặc biệt cần nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo như nôn (ói) nhiều, đau bụng, mệt mỏi, đi tiểu ít, xuất huyết (chảy máu mũi, chảy máu cam, đi cầu ra máu) để nhập viện kịp thời.
Với những nhóm người gồm: phụ nữ có thai, người già trên 60 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi, người có bệnh lý nền mãn tính như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tắc nghẽn mãn tính… kèm theo các điều kiện bất lợi như ở xa cơ sở y tế, gia đình không có điều kiện chăm sóc tại nhà thì nên nhập viện càng sớm càng tốt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Chỉ 4 tháng đầu năm 2025, toàn quốc ghi nhận hơn 40.000 ca nghi mắc sởi. Là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 28/3 đến 4/4.
bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, Bắc Ninh) nguy kịch do nhiễm não mô cầu.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 50 tuổi, đi khám vì xuất hiện tình trạng mắt phải giảm thị lực đột ngột, không đau nhức, không có tiền sử chấn thương.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim.
bangdatally.xyz - Chỉ trong ngày 2/4, Khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Chỉ trong 3 ngày kể từ lúc có dấu hiệu tê mặt trái, bệnh nhân nam 27 tuổi, bất ngờ bị méo miệng và mắt nhắm không kín.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phối hợp cứu sống bệnh nhi 12 tuổi, bị tổn thương tim nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.
bangdatally.xyz - Nếu đã thử nhiều phương pháp mà vẫn chưa giảm cân hiệu quả, hãy làm theo cách của chuyên gia dinh dưỡng: ăn như những đứa trẻ.
bangdatally.xyz - Trong lúc đang lắp bình gas mini để nấu ăn, bất ngờ bình gas phát nổ khiến người đàn ông bị đa chấn thương.
bangdatally.xyz - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
bangdatally.xyz - Nam bệnh nhân (28 tuổi, Hà Nội, nặng 175kg) vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
bangdatally.xyz - Ngày 3/4, Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới năm 2025.
bangdatally.xyz - Cách đây hơn một tháng, K.N., bé gái 14 tuổi ở Lâm Đồng bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ.