
Đối với việc chăm sóc trẻ nhỏ mắc COVID-19, cha mẹ, người thân cần chú ý những điều gì?
Bác sĩ Đào Trường Giang, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội tư vấn những điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc COVID-19.
Làm sao biết trẻ mắc COVID-19?
- Khi trẻ mắc COVID-19, dấu hiệu hay gặp là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém… Tuy nhiên, nhiều trẻ mắc bệnh mà không hề có biểu hiện gì.
- Do đó, với các bé mà nghi ngờ mắc COVID-19, gia đình cần báo với y tế phường để được hướng dẫn xét nghiệm. Cũng có thể mua que test nhanh tự làm tại nhà nhưng cần đảm bảo làm đúng cách và báo lại y tế phường nếu dương tính để được hướng dẫn cách ly, theo dõi.
- Nếu trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ: Không có triệu chứng của viêm phổi (nhịp thở bình thường, không có biểu hiện của thiếu oxy, đo SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời), trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường, đồng thời không mắc các bệnh lý nền, bệnh lý bẩm sinh thì có thể theo dõi tại nhà.
Khi chăm sóc, điều trị tại nhà cho trẻ mắc COVID-19 cần lưu ý
Những việc nên làm:
- Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không được kiêng nước.
- Theo dõi sát sao nhiệt độ, đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt. Có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng.
- Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít và trẻ không khó chịu chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch là đủ.
- Nếu trẻ ho, có thể dùng thuốc ho nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu bất kỳ khi nào trẻ có các biểu hiện sau thì cần phải báo với phường hoặc liên hệ 115 để đưa trẻ nhập viện: Thở nhanh; khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực; li bì; lờ đờ; bỏ bú/ăn uống; tím tái môi, đầu ngón tay, chân SpO2 < 95%.
Những việc không nên làm:
- Đừng nên tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.
- Đừng nên lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin. Sức đề kháng của trẻ không thể tăng lên ngay lập tức chỉ với 1 vài loại vitamin.
- Đừng cho trẻ xông lá lẩu, tinh dầu... vì không có tác dụng điều trị bệnh, đồng thời có thể làm trẻ tăng sự khó chịu và có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng.
- Tuyệt đối không tự dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc diệt virus... Tuyệt đối không dùng các đơn thuốc trên mạng và cũng đừng chia sẻ đơn thuốc của trẻ. Điều này vô tình làm hại nhiều trẻ khác.
Lời khuyên của thầy thuốc
Nên nhớ rằng, đã có rất nhiều trẻ tự khỏi bệnh mà không cần phải dùng thuốc. Quan trọng nhất là chăm sóc và theo dõi, phát hiện dấu hiệu nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời. Đừng vì lo lắng mà lạm dụng thuốc để rồi tình hình thêm phức tạp. Ngoài ra, bố mẹ, người lớn cần bình tĩnh, chăm sóc bản thân, thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, để có đủ sức khỏe chăm sóc trẻ.
Những việc cha mẹ cần làm để hỗ trợ, chăm sóc con bị nhiễm COVID-19:
- Tâm sự, trấn an con về dịch COVID-19.
- Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch COVID-19. Trẻ có thể hiểu sai thông tin và có thể hoảng sợ.
- Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về COVID-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi.
- Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học. Lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.
- Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải.
- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Bộ Y tế đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
bangdatally.xyz - Chỉ 4 tháng đầu năm 2025, toàn quốc ghi nhận hơn 40.000 ca nghi mắc sởi. Là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
bangdatally.xyz - Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh dại trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có những diễn biến phức tạp khi số người bị chó cắn và tử vong do bệnh dại tăng.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân nữ 51 tuổi, vào viện trong tình trạng vết thương lột toàn bộ da đầu từ mi mắt da sau gáy do tóc vướng vào dây curoa máy cuốn giấy.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa tiếp nhận và điều trị thành công 02 trường hợp mắc Lupus ban đỏ hệ thống - là một bệnh tự miễn mạn tính.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa cấp cứu thành công bé trai 6 tuổi bị mắc cùng một lúc nhiều dị vật đường thở.
bangdatally.xyz - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 57 tuổi (Hải Dương) đến khám vì đau bụng.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 28/3 đến 4/4.
bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, Bắc Ninh) nguy kịch do nhiễm não mô cầu.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 50 tuổi, đi khám vì xuất hiện tình trạng mắt phải giảm thị lực đột ngột, không đau nhức, không có tiền sử chấn thương.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim.
bangdatally.xyz - Chỉ trong ngày 2/4, Khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.
bangdatally.xyz - Chỉ trong 3 ngày kể từ lúc có dấu hiệu tê mặt trái, bệnh nhân nam 27 tuổi, bất ngờ bị méo miệng và mắt nhắm không kín.