
BSCKII. Nguyễn Văn Mỹ, Phó Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: Theo số liệu của Bộ Y tế, phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Tỷ lệ trẻ em mắc COVID-19 nặng, nguy kịch rất thấp, do đó, khi trẻ mắc COVID-19 phụ huynh không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh để đánh giá, đưa ra quyết định cần cho trẻ nhập viện hay chăm sóc trẻ tại nhà.
Thông thường, những trẻ có nguy cơ cao khi mắc COVID-19 cần đưa vào viện theo dõi, điều trị, đó là các trẻ có bệnh lý nền về tim, phổi, chuyển hóa, máu, suy giảm miễn dịch, non tháng nhẹ cân… Tất các các trẻ có nguy cơ như vậy nên đưa vào viện để theo dõi, đặc biệt là các trẻ nhỏ hơn 1 tuổi nguy cơ diễn tiến nặng sẽ cao hơn các trẻ khác.
Theo bác sĩ Mỹ, đối với các trẻ mắc COVID-19 được cách ly, điều trị tại nhà, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ sốt và dùng thuốc hạ sốt. Sốt là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ, là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại bệnh tật, để ức chế sự phát triển của virus và vi khuẩn nói chung. Tuy nhiên, khi nhiệt độ trẻ cao, từ 38,5 độ trở lên, phụ huynh cần bắt đầu sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ.
Thông thường, sẽ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều lượng từ 10 đến 15mg/1 kg cân nặng, liều dùng cách nhau từ 5 đến 6 tiếng. Paracetamol có 2 cách dùng, đường uống và đường nhét hậu môn. Khi trẻ quấy khóc, nôn ói, không uống được thuốc hạ sốt bằng đường uống thì sử dụng thuốc Paracetamol nhét bằng đường hậu môn.
Bên cạnh thuốc hạ sốt, phụ huynh có thể lau mặt, nách, bẹn cho trẻ bằng nước ấm. Nếu dùng 2 đến 3 liều Paracetamol mà trẻ vẫn không hạ sốt thì có thể dùng xen Ibuprofen với liều lượng từ 5 - 10mg, liều dùng cách nhau từ 5 - 6 tiếng.
Mặt khác, với trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi, não, nguy cơ co giật cao, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi, nguy cơ trẻ sốt cao co giật rất cao, phụ huynh có thể dùng thuốc hạ sốt sớm hơn, khi trẻ sốt khoảng 38,5 độ là có thể dùng thuốc cho trẻ.
"Khi trẻ sốt cao co giật, phụ huynh cần bình tĩnh, để trẻ thông thoáng, không cần ôm trẻ lại, không cần đè lưỡi, chỉ cần để trẻ nằm trên mặt phẳng cứng, yên tĩnh, tránh gió, lau mát để trẻ bình tĩnh. Nếu sau 5 - 10 phút trẻ hết co giật chúng ta mới đưa trẻ vào viện kiểm tra thêm. Sốt cao co giật là triệu chứng thường xuyên gặp ở trẻ, tuy nhiên có một số bệnh trẻ co giật không phải do sốt cao, một số bệnh lý về tim, bệnh não, do đó, phụ huynh cần biết để xử lý, tốt nhất phụ huynh cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn thêm" - bác sĩ Mỹ cho hay.
Điều quan trọng khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19 tại nhà là theo dõi nhiệt độ cho trẻ, trước khi kẹp nhiệt độ cho trẻ phải lau mồ hôi ở nách, kẹp trong khoảng 5 phút sẽ có nhiệt độ chính xác. Bên cạnh việc theo dõi nhiệt độ, chúng ta cần theo dõi chỉ số SpO2. Chỉ số trên 96% là bình thường. Tuy nhiên, với trẻ kẹp có chỉ số từ 95 - 96%, chúng ta cần bình tĩnh kẹp lại lần 2, vì đôi khi do trẻ kích thích làm thay đổi chỉ số. Với trẻ dưới 96% cần theo dõi sát và báo ngay cho cán bộ y tế gần nhất vì đây là chỉ số quan trọng để theo dõi sức khỏe của bé", bác sĩ Mỹ chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Mỹ, một vấn đề nữa cần quan tâm đó là trẻ có thể mắc hội chứng MIS-C (viêm đa hệ thống cơ quan) sau khi khỏi COVID-19. Đây là biến chứng tương đối nặng và xuất hiện khá muộn từ 2 đến 6 tuần sau khi trẻ mắc COVID-19. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, nguy cơ trẻ tử vong rất cao. Hiện nay cả nước, đã có 1 số ca đang điều trị bệnh này và có 1 số ca đã tử vong.
"Khi mắc COVID-19, trẻ trải qua 4 giai đoạn: Ủ bệnh, khỏi bệnh, toàn phát và lui bệnh. Giai đoạn lui bệnh là giai đoạn rất quan trọng. Vấn đề dinh dưỡng, theo dõi sức khỏe rất quan trọng. Với trẻ em cần theo dõi thêm từ 2 - 6 tuần sau khi trẻ khỏi bệnh để xem trẻ có mắc hội chứng viêm đa hệ thống cơ quan hay không nhằm kịp thời đưa trẻ vào bệnh viện chẩn đoán, điều trị kịp thời. Đặc biệt chú ý đến các triệu chứng nghi ngờ như sốt kéo dài, phát ban, khó thở, niêm mạc da, môi bất thường. Nếu trẻ sốt trên 5 ngày cần đưa trẻ nhập viện ngay" - bác sĩ Mỹ nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
bangdatally.xyz - Một số trào lưu ăn kiêng đình đám, được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, không những không đem lại hiệu quả giảm cân như ý mà còn gây hại cho sức khỏe.
bangdatally.xyz - Người bệnh tham gia chương trình sẽ được Tổ chức Operation Smile Việt Nam tài trợ 100% chi phí điều trị.
bangdatally.xyz - Cùng tìm hiểu về tác hại của rượu bia ngay qua chùm infographic dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
bangdatally.xyz - Trẻ nhỏ mắc sởi phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
bangdatally.xyz - Trong đợt này, đáng chú ý, hơn 30% số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là người dưới 40 tuổi.
bangdatally.xyz - Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới (7/4) năm 2025 là "Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng", tập trung vào việc cải thiện sức khỏe và sự sống còn của bà mẹ và trẻ sơ sinh.
bangdatally.xyz - Dan Buettner, một chuyên gia về tuổi thọ, đã chia sẻ một hoạt động mà người sống đến 100 tuổi thường hay thực hiện.
bangdatally.xyz - Sự chuyển động của thai nhi là niềm vui nhưng cũng là mối lo lắng của các bà mẹ trong thai kỳ.
bangdatally.xyz - Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến về hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới.
bangdatally.xyz - Theo thống kê, cứ mỗi 7 giây trôi qua, thế giới lại có một ca tử vong do biến chứng thai sản có thể phòng tránh được.
bangdatally.xyz - TP Đà Nẵng ghi nhận số ca sởi gia tăng liên tục, đã có 3.700 ca nghi sởi kể từ đầu năm đến nay.
bangdatally.xyz - Lượng cholesterol xấu cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng để điều chỉnh chỉ số cholesterol nhưng nên ăn gì?
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi cắt bỏ thận phụ/niệu quản cho một bệnh nhân 24 tuổi.
bangdatally.xyz - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố.