Nhập viện trong đau đớn vì tin "thần y" tiêm khớp cổ tay

P.V, icon
06:41 ngày 11/03/2025

bangdatally.xyz - Sau khi tiêm thuốc vào tay để giam đau khớp cổ tay, người đàn ông phải nhập viện vì đau dữ dội, hạn chế vận động.

Cách đây 1 tháng, bệnh nhân B.H.T. (35 tuổi, trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) bị đau khớp cổ tay, được hàng xóm mách có "thần y" ở làng bên có biệt tài tiêm khớp. Bệnh nặng đến mấy, hễ đến gặp thầy tiêm vài lần là khỏi đứt. 

Sau đó, bệnh nhân đã đến gặp "thần y" và được tư vấn tiêm thuốc (không rõ loại nào) vào mu bàn tay phải. Sau khi tiêm lần đầu, bệnh nhân thấy hiệu quả, giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, sau tiêm mũi thứ 4, bàn tay bệnh nhân sưng to, nóng đỏ, đau dữ dội, vận động hạn chế nên được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên cấp cứu. 

Qua quá trình làm các xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chẩn đoán: Bệnh nhân bị nhiễm trùng bao hoạt dịch cổ tay do thuốc/theo dõi đứt gân duỗi khoang 3 bàn tay phải.

Tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ rạch da thấy bao hoạt dịch các gân duỗi khoang 3 viêm tấy, phì đại kèm theo mủn nát, đọng các cặn trắng. Tiến hành cắt lọc loại bỏ hoàn toàn các bao hoạt dịch gân, thấy nhóm gân bị viêm, mật độ óng, mềm, giảm trương lực, không đứt, nạo sạch viêm và dẫn lưu vết mổ.

Sau 3 ngày phẫu thuật, mu bàn tay bệnh nhân đã giảm sưng nề, đỡ đau, vận động bàn tay tốt.

Mặc dù đã được cảnh báo về biến chứng có thể xảy ra khi tiêm thuốc trực tiếp vào khớp, nhưng không ít người vẫn chọn phương pháp này để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau. Bên cạnh những bệnh nhân may mắn không xảy ra biến chứng thì có rất nhiều trường hợp phải chịu hậu quả nặng nề.

Qua lời "mách" từ một số người "từng trải", người bệnh sẵn sàng tìm đến các phòng khám, cơ sở y tế và đề nghị được tiêm mà không cần quan tâm đến lời cảnh báo từ bác sĩ, chuyên gia. Không ít người trong số đó phải nhận lại hậu quả nặng nề vì sự lựa chọn của mình.

Trường hợp có chỉ định tiêm, các bác sĩ khuyến cáo, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sau tiêm khớp của thầy thuốc, tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám kịp thời để bác sĩ điều chỉnh và đưa ra phác đồ phù hợp. Một lời khuyên nữa từ các bác sĩ, đó là các trường hợp sau tiêm khớp, người bệnh tuyệt đối không được bôi xoa, đắp thuốc và lá cây lên vị trí tiêm khớp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục