
Theo chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Danh Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, virus RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh. Có tới 90% trẻ em nhiễm loại virus này trong 2 năm đầu đời.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp gây ra các triệu chứng tương tự như cảm cúm thông thường ở phần lớn trẻ nhỏ, nhưng có một tỷ lệ nhỏ trẻ bị nhiễm RSV tiến triển nặng thành viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi rất nguy hiểm cho trẻ. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng thường là vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam hay mùa lạnh ở các tỉnh phía Bắc của nước ta. Hiện vẫn chưa có vaccine bảo vệ trẻ khỏi loại virus này.
Nguồn lây truyền và đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh
- Nguồn bệnh là người nhiễm RSV. Bệnh có thể lây từ thời kỳ ủ bệnh đến thời kỳ có biểu hiện lâm sàng. Ngoài ra, virus có thể sống nhiều giờ trên tay, các bề mặt môi trường và đồ chơi nên con người có thể nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt mang mầm bệnh này.
- RSV lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như hôn trẻ hoặc lây truyền gián tiếp do tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm, chất tiết của bệnh nhân.
- Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh: Trẻ sinh non; Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi (gặp nhiều ở trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi); Trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh; Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu (như suy dinh dưỡng, hóa trị…); Người già yếu; Người bị bệnh tim, phổi mạn tính; Những người bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, hóa trị, dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch…).
Biểu hiện lâm sàng của bệnh
- Thời kỳ ủ bệnh: Từ khi nhiễm virus đến khi có biểu hiện bệnh trung bình từ 2 - 8 ngày.
- RSV thường gây bệnh ở đường hô hấp trên (mũi, họng) với các triệu chứng thường nhẹ và giống như cảm lạnh thông thường, bao gồm: Sốt nhẹ, ho, hắt hơi, ngạt chảy nước mũi. Khoảng 25 - 40% trẻ bị bệnh có biểu hiện viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.
- Bệnh diễn biến đặc biệt nặng ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh, bệnh đường hô hấp bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch.
Các biểu hiện nặng của bệnh: Sốt cao liên tục; khó thở (thở nhanh), có thể xuất hiện tím tái ở mô, đầu chi; thở khò khè, có tiếng thở rít, có cơn ngừng thở; ho nhiều với đờm vàng, xanh, đục; trẻ quấy khóc nhiều hoặc mệt mỏi, lờ đờ, bỏ bú; có dấu hiệu mất nước như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, da khô nhăn nheo.
Ở người lớn chủ yếu là biểu hiện cảm lạnh như sổ mũi, đau rát họng, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu. Có thể gặp viêm phổi ở người già, người có bệnh phổi mạn tính.
Phòng bệnh
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh do RSV. Do đó, để giúp ngăn ngừa hiệu quả lây nhiễm RSV cho trẻ cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay sạch sẽ mỗi khi tiếp xúc với trẻ, đặc biệt là khi đi ra ngoài, đến các khu vực đông đúc, nơi vui chơi có nhiều người, sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự như cảm cúm.
- Nếu cha mẹ hay người thân bị bệnh thì tuyệt đối không được đến gần, bế trẻ hay ôm hôn trẻ.
- Làm sạch các bề mặt, dụng cụ có thể bị ô nhiễm mầm bệnh.
- Không để người lạ mặt tiếp xúc với trẻ, đặc biệt không cho hôn trẻ.
- Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, nóng bức, thiếu khí.
- Khi đi ra đường nên giữ ấm và bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ. Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi cho trẻ sau khi đi chơi về.
- Quan sát, để ý và nhắc nhở trẻ không mút tay hoặc ngậm đồ chơi.
- Giúp trẻ tăng cường sức đề kháng: Cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá.
- Những trẻ mắc các bệnh tim, phổi bẩm sinh nếu có những biểu hiện bệnh như: sốt, ho, khó thở cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị đúng.
- Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tiêm vaccine đầy đủ, đúng kỳ hạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
bangdatally.xyz - Những căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thay đổi thời tiết, sự lạm dụng các thiết bị điện tử… đều góp phần khiến cho một giấc ngủ ngon, đủ giấc trở nên khó khăn.
bangdatally.xyz - Lao là bệnh do vi khuẩn lây truyền từ người này sang người khác qua không khí.
bangdatally.xyz - Bộ Y tế đã chủ động huy động các nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời vaccine phòng bệnh sởi cho các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
bangdatally.xyz - Chỉ 4 tháng đầu năm 2025, toàn quốc ghi nhận hơn 40.000 ca nghi mắc sởi. Là đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm, mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.
bangdatally.xyz - Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh dại trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có những diễn biến phức tạp khi số người bị chó cắn và tử vong do bệnh dại tăng.
bangdatally.xyz - Bệnh nhân nữ 51 tuổi, vào viện trong tình trạng vết thương lột toàn bộ da đầu từ mi mắt da sau gáy do tóc vướng vào dây curoa máy cuốn giấy.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa tiếp nhận và điều trị thành công 02 trường hợp mắc Lupus ban đỏ hệ thống - là một bệnh tự miễn mạn tính.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa cấp cứu thành công bé trai 6 tuổi bị mắc cùng một lúc nhiều dị vật đường thở.
bangdatally.xyz - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 57 tuổi (Hải Dương) đến khám vì đau bụng.
bangdatally.xyz - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố từ ngày 28/3 đến 4/4.
bangdatally.xyz - Cho con sang nhà hàng xóm chơi, cháu bé 17 tháng tuổi tò mò với tay vào ấm siêu tốc trên bàn làm tất cả nước đang sôi trong ấm đổ từ trên đầu xuống chân bé.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, Bắc Ninh) nguy kịch do nhiễm não mô cầu.
bangdatally.xyz - Người phụ nữ 50 tuổi, đi khám vì xuất hiện tình trạng mắt phải giảm thị lực đột ngột, không đau nhức, không có tiền sử chấn thương.
bangdatally.xyz - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn hô hấp do nhồi máu cơ tim.
bangdatally.xyz - Chỉ trong ngày 2/4, Khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp trẻ bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.